Đặt banner 324 x 100

Nguyên nhân và cách xử lý nền nhà bị lún


Nguyên nhân khiến nền nhà bị lún
 
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu thì các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến nền nhà bị lún đó là:
 
 
1. Tính toán sai kết cấu của công trình
Đây là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến bởi nó phổ biến nhất. Một số gia chủ và thợ thi công thường chủ quan, không hoặc ít quan tâm đến vấn đề này. Có thể là tính sai lực lún hoặc giải quyết không hợp lý, cũng có thể là do lý do nào đó mà quá trình thi công không đúng với thiết kế ban đầu cũng là nguyên nhân gây sụt lún. 
 
Đa phần nhà bị lún đều nghiêng về phía ban công bên hông, điều này được cho là do lực của ban công tác dụng, lực tại cột có ban công thường lớn hơn lực ở bên trong. Mà người thiết kế khi tính toán lực thường bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của mô- men ban công. Việc này dẫn tới tính sai lực của cột, sai diện tích móng khiến cho phản lực đất nền không hợp lý và cuối cùng là lún không đều.
 
 
2. Do gia cố nền móng không chính xác
Đây cũng là 1 nguyên nhân khá phổ biến, nền nhà bị lún có thể do chiều dày lớp cát đệm không liên kết với khối cừ tràm khiến nền móng yếu, dễ bị rung động khi có lực mạnh ở gần hoặc xe đi qua. Do đó, khi thi công nhà, bạn hãy yêu cầu thợ đặt một lớp bê tông lót để thành khối chịu lực, hạn chế tình trạng lún nền.
 
>> Thao khảo bài viết: Lưu ý khi làm móng nhà
 
 
3. Nền nhà bị lún do quá trình thi công ngôi nhà
Quá trình thi công qua loa, không đúng kỹ thuật, bị rút bớt vật liệu thi công dẫn tới cấu trúc móng không tốt, lỏng lẻo. Ngoài ra còn do xây nhà theo kiểu chen nhau, vấn đề này thường xuyên gặp phải ở những khu đô thị lớn do không có diện tích đất nền cách nhà xây rất gần nhau, ví dụ như nhà A xây trước 2 tầng, nhà B bên cạnh xây sau 3 tầng, đào móng và làm lún, nghiêng nhà A. Nhà A lún lại chen qua gây lún nhà B.
 
 
Cách xử lý nền nhà bị lún nhanh chóng – hiệu quả
 
Để xử lý được vấn đề này, trước tiên bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mới xác định được cách xử lý nền nhà bị lún phù hợp. Có những trường hợp phải chờ đến vài năm sau để tình trạng lún tắt dần, bão hòa mới có thể thực hiện việc xử lý nhà bị lún.
 
 
Cách khắc phục nền nhà bị lún được thực hiện như sau:
 
  • Chuẩn đoán tình trạng công trình: Việc này dựa trên những vết nứt, biến dạng, tư thế đứng, độ tuổi, kích thước, độ cứng hay sự rung lắc bằng mắt thường và khi có ô tô đi qua. Xác định mức độ nặng nhẹ bạn sẽ tính toán được liều lượng xử lý tương ứng, tăng hiệu quả.
     
  • Tìm phương pháp khắc phục
     
    • Trường hợp chỉ lún 1 phần nhỏ bên trong nhà thì bạn có thể đập bỏ lớp gạch hay xi măng đó đi rồi gia cố thêm một ít đất để lấp đầy nó, sau đó ốp lại lớp gạch mới. Cách này tuy đơn giản nhưng nếu sụt lún diện rộng thì chi phí sẽ rất cao.
       
    • Trường hợp lún tại cột nhà hoặc cột ban công thì cần tìm biện pháp giảm áp lực cho nền nhà trước rồi mới.
       
 
Những lưu ý khi xử lý nền nhà bị lún
 
Nền nhà là nơi sinh hoạt, sắp xếp các vật dụng mà bạn dùng. Để xử lý nền nhà lún đạt hiệu quả cao, thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà, bạn cần nhớ kỹ những điều sau đây:
 
  • Trước tiên cần phải tìm ra nguyên nhân gây sụt lún, việc này rất quan trọng bởi có xử lý từ gốc sẽ nhanh chóng, không bị tái diễn về sau.
     
  • Khi phát hiện sụt lún cần xử lý sớm nhất có thể để tránh công trình bị phá hủy.
     
  • Nếu tình trạng sụt quá nặng cần liên hệ các chuyên gia, với chuyên môn cao, cùng kinh nghiệm dày họ sẽ giúp bạn xử lý một cách triệt để nhất.
     
  • Nhà sau khi được khắc phục không được chủ quan mà phải theo dõi sát sao và kiểm tra thường xuyên để xem nó đã ổn định chưa, vết lún có ổn định không để kịp thời xử lý.
     
>> Đừng bỏ lỡ bài viết: Cách thi công móng cọc

Thông tin liên hệ


: iamlukun
:
:
:
: