Đặt banner 324 x 100

Bị loãng xương nên và không nên ăn gì ?


Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị bên ngoài, đối với những người mắc Bệnh loãng xương thì việc chú trọng vào chế độ ăn uống hàng ngày là điều vô cùng quan trọng.

Xem thêm: Bữa ăn hàng ngày và mối tương quan với hệ miễn dịch

Vậy người bệnh cần ăn gì để điều trị bệnh loãng xương?

Người mắc bệnh loãng xương có mật độ canxi thấp và sự suy giảm các khung protein khiến cho xương trở nên xốp, nhẹ và yếu hơn. Ngoài những yếu tố điều trị bệnh bên ngoài thì vai trò của thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh cần đáp ứng đầy đủ các chất cần thiết để phòng và điều trị tốt nhất loãng xương. Để giúp cho các bạn đọc cũng như những bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh loãng xương có thể bổ sung những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị bệnh loãng xương bằng chế độ ăn uống phù hợp, thì sau đây chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin về chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh loãng xương cụ thể như sau:

Người bị loãng xương nên ăn gì?

Thực phẩm thủy, hải sản
Tôm, Cua, Cá, Mực…là các loại động vật thủy, sản chứa khá nhiều hàm lượng các chất canxi, photpho, protein, các muối khoáng cũng như các nguyên tố vi lượng vì vậy đối với những người đang mắc bệnh loãng xương sử dụng nhiều các loại thực phẩm này là vô cùng tốt giúp tăng cường và nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Ngoài những người mắc bệnh, người không bệnh cũng nên sử dụng nhiều thực phẩm thủy, hải sản để tăng cường đề kháng cho xương, hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên với người bị dị ứng với hải sản thì nên cẩn trọng khi sử dụng.

Các loại rau quả chứa vitamin K
Các loại thực phẩm như chuối, bắp cải, khoai tây, rau cải, ngũ cốc … chữa nhiều vitamin K rất tốt giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Người bệnh nên thường xuyên bổ sung kết hợp với vận động hợp lý sẽ rất có lợi để phòng chống loãng xương.

Canxi bên trong xương ống động vật
Trong xương ống có chứa nhiều canxi và nhiều khoáng chất khác như photpho , các nguyên tố vi lượng (đồng, sắt, kiềm, niken,…), muối khoáng. Các chất này đều rất quan trọng việc bảo vệ và tăng cường hệ xương khớp, phòng chống loãng xương. Các loại xương động vật nên thường xuyên ăn như xương ống bò, lợn, gà…Để sử dụng hiệu quả xương ống động vật thì nên dùng phương pháp hầm xương lấy nước để sử dụng.

Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe trong dịch COVID-19: Tăng sức đề kháng mùa dịch bằng nước chanh sả gừng

Khi bị loãng xương không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm cần tránh khi bị loãng xương cũng như nên thận trọng khi bổ để phòng chống bị loãng xương như sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit: bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,… Các loại thực phẩm có tính axit này cũng đồng thời chứa nhiều nguyên tố clo, lưu huỳnh, photpho hoặc là thực phẩm có chứa axit hữu cơ khó biến đổi được và sau quá trình biến đổi vẫn mang tính axit cao không có lợi cho xương. Nếu người bệnh ăn quá nhiều thức ăn có tính axit không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn có thể gây ra các chứng bệnh khác như thiếu tập trung, sâu răng, đau đầu, mỏi gân cốt,… Do đó, người bệnh cần lưu ý cân bằng và hạn chế ăn các loại thực phẩm này nếu đang bị loãng xương.
  • Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích như trà, đồ uống có ga, cà phê
  • Kiêng ăn các loại đồ ăn đóng hộp, đồ ăn sẵn như thịt nguội, cá xông khói
  • Giảm ăn các loại rau cải như bạc hà, củ dền, rau muống, hành củ…

Bên cạnh những thực phẩm dinh dưỡng cần nên sử dụng thì các chuyên gia còn khuyến cáo đối với những người mắc bệnh loãng xương cần nên tránh xa một số thực phẩm có chất kích thích không tốt như thuốc lá, rượu bia, bột mỳ, cà phê, đồ chiên rán, hành củ, bánh ngọt, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và hạn chế được những biến chứng xấu do loãng xương gây ra.

Thông tin liên hệ


: aum.Trangnt
:
:
:
: