Đặt banner 324 x 100

Phải làm sao khi gặp tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh?


Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy cha mẹ phải làm sao để có giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất giúp cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh?

 

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Táo bón kéo dài không chỉ khiến trẻ sơ sinh khó chịu, quấy khóc thường xuyên mà còn có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sức khỏe của bé. Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón dài ngày bao gồm:

  • Trẻ bị trĩ: Phân ứ đọng quá lâu khiến tuần hoàn máu bị cản trở, mạch máu vùng ruột già sát hậu môn bị co thắt gây nên bệnh trĩ.
  • Tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng, hậu môn: Phân có chứa nhiều độc tố, táo bón kéo dài lại khiến hệ tĩnh mạch quanh hậu môn bị thương tổn, chất độc tích tụ tại trực tràng nhiều hơn khiến trẻ dễ bị ung thư trực tràng, hậu môn.
  • Trẻ bị nhiễm độc: Táo bón là cơ hội cho hại khuẩn phát triển mạnh mẽ, sản sinh nhiều độc tố hấp thụ vào cơ thể khiến trẻ bị nhiễm độc mãn tính.
  • Trẻ biếng ăn: Táo bón lâu ngày khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, biếng bú. Biếng ăn kéo dài khiến trẻ khó hấp thụ, không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết khiến trẻ chậm lớn, cân nặng tăng chậm.
  • Sức đề kháng suy giảm: Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng khiến độc tố hấp thụ ngược lại vào cơ thể, làm suy giảm sức đề kháng. Kém ăn cũng khiến trẻ không được bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Đau ruột thừa: táo bón lâu ngày làm tăng nguy cơ ruột thửa bị viêm, cha mẹ nên chú ý theo dõi và điều trị kịp thời để không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Cách khắc phục tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh

Nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra để bảo vệ sức khỏe của trẻ, hỗ trợ quá trình tăng trưởng, phát triển toàn diện nhất. Để khắc phục táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần thực hiện những điều sau:

Tập cho trẻ thói quen đại tiện đều đặn

Thời điểm đại tiện tốt nhất trong ngày là buổi sáng sớm. Nếu mỗi ngày trẻ sơ sinh đại tiện dưới 2 lần chứng tỏ trẻ có dấu hiệu bị táo bón. Mẹ hãy tập cho trẻ đại tiện đều đặn vào một vài thời điểm trong ngày để bé làm quen với việc đi đại tiện đúng cách.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc thay đổi loại sữa công thức trẻ đang sử dụng

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị táo bón, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn bởi nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ là lành mạnh, an toàn, đầy đủ dinh dưỡng và dễ hấp thụ nhất với trẻ. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ.

Những bà mẹ bị mất sữa, trẻ cần bú sữa công thức mới đáp ứng đủ nhu cầu, khi trẻ bị táo bón mẹ hãy đổi cho trẻ sang một loại sữa "mát" hơn. Lưu ý pha sữa theo đúng công thức của nhà sản xuất để trẻ hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng được cung cấp trong sữa, cải thiện tình trạng táo bón. Có thể đổi sữa cho đến khi tìm được loại sữa phù hợp với trẻ, không gay táo bón.

Cho trẻ uống men vi sinh

Men vi sinh giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Hệ vi sinh mất cân bằng, hại khuẩn tăng lên khiến khả năng tiêu hóa suy giảm, còn gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón, chướng bụng, đầy hơi. Cho trẻ bị loạn khuẩn uống men vi sinh, tăng cường lợi khuẩn, đưa số lượng lợi khuẩn về tỉ lệ tiêu chuẩn ≅ 85% nhanh chóng, hiệu quả. Khi đó chứng táo bón của trẻ sẽ được cải thiện nhanh, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi bị táo bón lâu ngày.

Để bổ sung men vi sinh đạt hiệu quả cao nhất các mẹ cần cho con uống đều đặn hàng ngày trong 3 tháng, khi đó hệ vi sinh của trẻ sơ sinh cũng được hỗ trợ hoàn thiện, hoạt động ổn định, ngăn ngừa tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh. Mẹ lưu ý chọn cho trẻ sơ sinh men vi sinh dạng giọt để bổ sung lợi khuẩn mà không phải uống quá nhiều chế phẩm cùng lúc.

Cho trẻ đi khám bác sĩ

Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày cha mẹ nên đưa đi khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh táo bón và hướng dẫn điều trị hiệu quả nhất. Việc điều trị táo bón nhanh chóng giúp trẻ không bị mắc các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Massage hoặc thụt tháo cho trẻ

Trẻ bị táo bón khó tống phân ra ngoài cần kích thích để tăng co bóp cho dạ dày và thư giãn trực tràng. Để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nhanh chóng tống xuất chất thải ra ngoài, mẹ có thể di chuyển chân bé như động tác đạp xe, cầm chân bé ấn nhẹ vào bụng và đầu gối vài lần. Mẹ cũng có thể thực hiện massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 50 lần, sau bữa ăn 30 phút.

Nếu thực hiện các động tác massage, vận động không thành công, mẹ có thể sử dụng 1 chiếc tăm bông bôi vaselin hoặc mật ong lên hậu môn của trẻ. Hoặc bà mẹ cũng có thể dùng ngọn mồng tơi thụt hậu môn, giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Trường hợp trẻ táo bón nghiêm trọng mẹ cũng có thể sử dụng thuốc thụt táo theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng đừng quá lạm dụng.

 

Để khắc phục tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đại tiện khoa học. Đặc biệt, bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh, cho trẻ uống men vi sinh đều đặn trong 3 tháng để ngăn ngừa táo bón ngay từ ban đầu.

Thông tin liên hệ


: infachobe
:
:
:
: