Đặt banner 324 x 100

Hiểu thế nào về thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật?


Hiểu thế nào về thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật?
Thực hiện pháp luật
Khái niệm
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, định hướng cụ thể nhằm hiện thực hóa nội dung các quy định của pháp luật, bằng hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Đặc điểm
Thứ nhất, Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Để quản lý xã hội, nhà nước phải tiến hành xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện chúng trong đời sống xã hội.
Thứ hai, Thực hiện pháp luật chính là hành vi. Hình vi hợp pháp của các chủ thể. Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh hành vi của con người nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi của con người. Hành vi đó có thể là hành động hay không hành động phù hợp với quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt động của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật đều được coi là thực hiện pháp luật.
Thứ ba, Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức, trình tự thủ tục khác nhau. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân, có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Cách thức thực hiện pháp luật cũng khác nhau: hành động, không hành động. Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc vào ý chí của mỗi chủ thể, cũng có thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Quy trình thực hiện pháp luật có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy vào nhiều yếu tố.
 
Tìm hiểu thêm tại: Phaptri.vn thư viện pháp luật cho mọi nhà
Điều kiện 
(i) Ban hành pháp luật đúng với yêu cầu của xã hội, đạo đức và tập quán;
(ii) Thực hiện pháp luật chính xác, đầy đủ làm cho các yêu cầu, quy định của chúng trở thành hiện thực.
Các hình thức thực hiện pháp luật
(i) Tuân thủ pháp luật (Tuân theo pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Hình Thức này thường được thể hiện dưới dạng các quy định cấm đoán.
(ii) Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Hình Thức này thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc (quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định).
(iii) Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình. Hình thức này thường được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật quy định về quyền và tự do pháp lý của các chủ thể. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện các quyền và tự do đó chứ không bắt buộc phải thực hiện.
 
Xem thêm về: tội phá hoại tài sản dưới 2 triệu
 
Áp dụng pháp luật
Khái niệm:
Áp dụng pháp luật là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục tiêu cụ thể. Là một hình thức pháp luật nên mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động pháp luật nói chung đồng thời có những đặc điểm riêng.
Đặc điểm
Thứ nhất, Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực, thể hiện uy quyền của nhà nước:
+ Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. 
+ Áp dụng pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước trong quá trình điều chỉnh pháp luật,nó mang bản chất chính trị, phục vụ cho mục đích chính trị nhất định.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật. 
+ Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan. 
Thứ hai, Hoạt động áp dụng pháp luật phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. 
Thứ ba, Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể, đòi hỏi tính sáng tạo đối với quan hệ xã hội xác định.

Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
Pháp luật được thực hiện bằng các biện pháp tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật, tuy nhiên trong một số trường hợp thì những biện pháp này không đạt hiệu quả vì:
(i) Các chủ thể không muốn thực hiện;
(ii) Các chủ thể không có điều kiện, khả năng để thực hiện.Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
(iii) Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
(iv) Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trường hợp này, quan hệ pháp luật đã xuất hiện, nhưng do xuất hiện tranh chấp nên các bên không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình được nên cần có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp để các chủ thể có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình.
VD: Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng dân sự về mua bán đất đai.- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
VD: Đăng ký kết hôn, các chủ thể đăng ký kết hôn trên tinh thần tự nguyện tuy nhiên phải có sự chứng nhận của nhà nước thì quyền và nghĩa vụ của cách chủ thể mới phát sinh.
(v) Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát, hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.
VD: Khi các bên mua bán nhà thì cần phải có sự chứng thực của nhà nước, hay trường hợp nhà nước chứng sinh hay chứng tử cho một người nào đó.
Như vậy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước uỷ quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với tổ chức, cá nhân cụ thể.
Nội dung khác: miễn nhiệm
 
 

 

Thông tin liên hệ


: trongan1012
:
:
:
: