Đặt banner 324 x 100

Marketing strategy là gì? Cách lên chiến lược tốt nhất!


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Marketing strategy được định nghĩa là Chiến lược truyền thông tiếp thị. Trong đó những chiến lược này bao gồm cả những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với mục đích cuối cùng là gia tăng doanh số bán hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của thương hiệu công ty, sản phẩm, nhân sự kèm theo toàn bộ những khía cạnh khác có liên quan.

Để phát triển một Chiến lược Truyền thông tiếp thị marketing hiệu quả – Marketing strategy chúng ta cần phải chuẩn bị những gì, cách thức triển khai như thế nào ?

Marketing strategy là gì, cách lên chiến lược truyền thông hiệu quả

Phần 1: Xác định ngành nghề, lĩnh vực cần triển khai

 

Thông thường mỗi ngành nghề đều có các hình thức marketing khác nhau, insight khách hàng, vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, sở thích cũng khác nhau. Vì vậy việc đầu tiên trước khi triển khai một concept Marketing strategy các bạn cần phải xác định một cách rõ ràng về Chủ đề chúng ta cần triển khai, càng cụ thể càng tốt.

Phần 2: Xác định ngân sách, đề xuất ngân sách thực hiện

Marketing strategy là gì, cách lên chiến lược truyền thông hiệu quả

Thông thường đối với một công ty mới thành lập cần có những khoản hoạch định ngân sách dành cho Marketing strategy cụ thể như sau:

1. Chuyên đề Marketing strategy Product (Sản phẩm kinh doanh)

Marketing strategy Product - Lên kế hoạch truyền thông cho sản phẩm

Có thể nói Tài chính là nguồn lực quan trọng nhất đối với một công ty, đảm bảo cho bộ máy vận hành một cách trơn tru và phát triển toàn diện từ bộ phận kinh doanh, nhân sự, kế toán, đầu tư, marketing, CEO …

Để có được nguồn tài chính duy trì ổn định chúng ta phải mang về doanh số thực tế cho công ty thông qua các hoạt động kinh doanh sản phẩm tùy thuộc vào đặc thù và ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp.

 

Và để có được doanh số đạt ở mức tốt nhất đòi hỏi các bộ phận trong công ty cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và không thể thiếu chiến lược marketing sản phẩm được định hình ở 3 phân khúc thời gian khác nhau là: Ngắn hạntrung hạn và dài hạn.

A. Chiến lược Truyền thông cho kinh doanh với tầm nhìn Ngắn hạn.

Như đã trình bày ở tiêu đề, chiến lược truyền thông và marketing cho sản phẩm kinh doanh, phòng kinh doanh với tầm nhìn ngắn hạn thường tập trung giải quyết vấn đề xúc tiến bán hàng để mang về nguồn doanh thu trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo dòng máu luôn nóng hổi để nuôi sống toàn bộ doanh nghiệp.

Những kênh truyền thông phổ biến thường được sử dụng trong chiến lược này phải kể đến: google adwordsquảng cáo facebook từ a đến z, bên cạnh đó còn có những website đăng tin bán hàng thương mại điện tử mà các bạn có thể tìm kiếm trên internet thông qua những từ khóa sản phẩm thực tế mà doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường.

B. Chiến lược Truyền thông cho kinh doanh với tầm nhìn Trung hạn:

 

Chiến lược này tập trung xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chẳng hạn cập nhật những bài viết liên quan đến kiến thức của sản phẩm, xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành, vừa thay đổi những nhận thức chưa đúng đắn của họ ở quá khứ, điều hướng đến một kết quả tốt đẹp hơn với mục đích cuối cùng là duy trì mối quan hệ và chào bán những sản phẩm mới ở tương lai.

Hoặc xử lý những sự cố khủng hoảng Truyền thông ngoài ý muốn.

Các kênh truyền thông thích hợp cho việc xây dựng tầm nhìn Trung hạn ở đây thường kể đến Fanpage facebookYoutube channelwebsiteblog …

C. Chiến lược Truyền thông cho kinh doanh với tầm nhìn Dài hạn:

Sau khi đã có được nguồn doanh thu ổn định ở 2 hình thức Truyền thông và kinh doanh ban đầu, xử lý những sự cố khủng hoảng truyền thông ngoài ý muốn, chúng ta chuyển sang bước kế tiếp đó là xây dựng một giá trị thương hiệu bền vững luôn in sâu trong tiềm thức của tất cả mọi khách hàng.

Những kênh truyền thông thích hợp để xây dựng cho tầm nhìn dài hạn thường kể đến WebsitefanpageSEO, …

2. Chuyên đề Marketing strategy Brand name (Thương hiệu):

Marketing strategy Brand name - Lên kế hoạch truyền thông Thương hiệu

Ở bài viết trước mình đã trình bày về khái niệm: Để xây dựng thương hiệu cần những yếu tố nào mới mang lại thành công.

Bài viết này Tạp chí CMO Vietnam sẽ phân tích chuyên sâu Chiến lược làm Truyền thông thương hiệu (Brand name) cho 3 giai đoạn là Ngắn hạntrung hạn và dài hạn – Mời các bạn cùng theo dõi:

 

Thông thường hoạch định marketing ngắn hạn với brand name là điều thật sự không khả thi bởi việc lên chiến lược truyền thông cho sản phẩm cũng đã mang tính PR thương hiệu của doanh nghiệp nên các bạn không cần phải bận tâm đến hình thức này.

Để tiếp tục bài viết mời các bạn cùng nghiên cứu về chủ đề Lập kế hoạch làm truyền thông cho thương hiệu (brand name) trung hạn: Thông thường để xây dựng chiến lược cho hình thức này các bạn cần tập trung chọn lọc những bức ảnh đẹp mặt tiền của công ty, những góc ảnh chứa đựng không gian làm việc của tất cả các bộ phận, video giới thiệu về lịch sử hình thành và trải qua các giai đoạn phát triển, cùng nhìn lại những chặng đường đã qua với một số dự án đã hoàn thành, tổng kết tất cả các bộ phận để đề ra hoạch định tầm nhìn cho tương lai của toàn bộ doanh nghiệp.

Marketing strategy Brand name dài hạn: được định nghĩa là toàn bộ quá trình lập kế hoạch ở bước ngắn hạn, trung hạn để hình thành nên tầm nhìn dài hạn cho việc xây dựng chiến lược truyền thông và phát triển thương hiệu. Nhân tố cốt lõi tạo nên sự thành công phải kể đến đội ngũ nhân sự có trình độ và chuyên môn cao, do đó các tầng lớp lãnh đạo phải thường xuyên bồi dưỡng nhân tài, cử đi học những trường lớp dành riêng cho công cuộc đổi mới, sáng tạo, bắt kịp những xu hướng mới nhất của thị trường và nhanh chóng thoát khỏi sự lạc hậu, đào thải của tự nhiên.

Ngoài ra còn một số hình thức Marketing strategy hỗn hợp được kết nối từ nhiều nguồn lực khác nhau với mục đích hỗ trợ, vận hành một Chiến dịch Truyền thông trên diện rộng với quy mô và sức ảnh hưởng rất lớn thường dành riêng cho các Tập đoàn có tên tuổi.

Thông tin liên hệ


: longaicmarketing
: Tạp chí CMO Việt Nam
:
: