Đặt banner 324 x 100

Hướng dẫn cách pha sơn chống thấm Mykolor cho người không chuyên


Việc pha sơn trước khi xây nhà sẽ không mấy khó khăn. Nhưng nếu pha sơn sai tỷ lệ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường như chất lượng công trình không đảm bảo, tốn sơn, tốn công,... Vì thế, bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách pha sơn chống thấm sơn Mykolor để có thể tối ưu công dụng một cách tốt nhất.

Sơn chống thấm Mykolor có những loại nào?

Sơn chống thấm Mykolor hiện có hai loại:

  • Sơn chống thấm pha xi măng là là loại sơn nước được cấu tạo bởi hai dòng nhựa Pure Acrylic và Styrene Acrylic Copolymer là các gốc kỵ nước có khả năng làm xảy ra phản ứng đóng rắn với xi măng. 

  • Sơn chống thấm thi công trực tiếp là sản phẩm sơn thi công trực tiếp lên bề mặt tường mới mà không cần pha loãng, được sản xuất theo công nghệ mới, giúp chống thấm hiệu quả và che lấp các khe nứt nhỏ. 

Sơn chống thấm Mykolor bảo vệ ngôi nhà một cách tốt nhất

Công dụng của sơn chống thấm Mykolor

Sơn chống thấm thường được sử dụng tại các vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn ẩm (thời tiết, khí hậu, hệ thống ống thoát nước) như sân thượng, nền nhà, tường, nhà vệ sinh,... Sơn chống thấm Mykolor còn được sử dụng linh hoạt, vừa ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới đối với các bề mặt nằm ngang, vừa chống thấm từ phía đường thi công cho các bề mặt tường đứng.

Ngoài ra, có thể dùng để lấp đầy những vết nứt nhỏ hoặc làm vữa dán gạch ốp tường cho phòng tắm, nhà bếp. Một đầu chất chống thấm bám chặt liên kết với xi măng, đầu còn lại liên kết với gạch tạo thành lớp chống nước tuyệt đối cho kết cấu.

  • Hiện nay, sản phẩm sơn chống thấm Mykolor đã và đang trở nên quen thuộc trên thị trường chất chống thấm và được nhiều khách hàng lựa chọn với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Dễ dàng sử dụng với tỷ lệ pha trộn đơn giản, dễ nhớ hay sơn trực tiếp lên tường mà vẫn đem đến hiệu quả chống thấm vô cùng tốt.

  • Màng sơn có khả năng chống kiềm hóa cao, hạn chế được các hiện tượng nấm mốc khi xảy ra thấm dột.

  • Có khả năng bám dính tốt trên những bề mặt ổn định. Tuy nhiên để phát huy tối ưu tác dụng thì cần phải xử lý bề mặt tường phẳng mịn, sạch sẽ, đạt độ ẩm tiêu chuẩn.

  • Sơn chống thấm Mykolor không chứa các chất độc hại như Selen, Asen, chì, thủy ngân, phoóc - môn cũng như các hóa chất độc hại khác, hàm lượng VOC thấp nên hoàn toàn an toàn với người thi công và người sử dụng cũng như thân thiện với môi trường.

  • Sơn chống thấm Mykolor còn có thể pha màu như sơn phủ đa sắc giúp bạn tiết kiệm được chi phí thi công và vật tư.

Cách pha sơn chống thấm Mykolor đúng cách

Để sơn chống thấm sân thượng phát huy được tối ưu tác dụng thì việc pha trộn đúng tỷ lệ là một bước vô cùng quan trọng. Việc pha sơn sai tỷ lệ sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng công trình, hơn nữa nó còn làm hao tổn nhiều công sức và thời gian hay vấn đề tài chính,... Vì thế tỷ lệ sơn cần được tuân theo một quy định rõ ràng, nếu không sơn có thể sẽ bị đặc quá hoặc lỏng quá. Mỗi sản phẩm sơn sẽ có một tỷ lệ pha khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì.

Pha sơn chống thấm đúng cách để tối ưu công năng của sản phẩm

Còn sau đây là hướng dẫn chi tiết về các bước và tỷ lệ pha trộn sơn chống thấm xi măng Mykolor.

  • Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp để pha, gồm có sơn chống thấm pha xi măng Mykolor, xi măng và nước theo thứ tự tỉ lệ là 1 kg : 1kg : 0.5 lít.

  • Bước 2: Trộn xi măng vào nước, khuấy đều cho hết vón cục sau đó mới trộn với sơn chống thấm Mykolor và khuấy lại cho thật đều.

  • Bước 3: Thi công khoảng 2 giờ kể từ khi trộn hỗn hợp chống thấm để đạt hiệu quả tối ưu. Số lớp sơn cần thi công là 2 lớp. Bạn cũng cần lưu ý, trước khi thi công cũng cần quấy lại thật kỹ.

Ngoài ra, đối với các khe nứt lớn, đục rỗng, vết nứt thành hình chữ V cần làm sạch bụi và trét lại bằng hỗn hợp 5 cát + 3 xi măng + 0.8 lít sơn chống thấm Mykolor.

Lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm Mykolor

  • Không quét sơn chống thấm lên bề mặt tường đã sử dụng các loại chống thấm gốc dầu

  • Không quét xi măng hồ dầu trước khi sơn chống thấm

  • Đối với các vết nứt nhỏ phải quét từ 3 lớp trở lên

  • Đối với các vết nứt lớn phải đục ra, trám trét trước khi sơn chống thấm

  • Nếu đã trộn sơn chống thấm chung với xi măng thì phải sử dụng hết trong vòng 2 giờ

  • Do là sơn chống thấm gốc xi măng nên phải sử dụng sơn lót chống kiềm ngay sau khi thi công sơn chống thấm

  • Không trét bột trét trên bề mặt đã được sơn chống thấm.

Trên đây là những thông tin về cách pha sơn chống thấm Mykolor mà chúng tôi muốn chia sẻ, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc tối ưu hóa công năng của loại sơn này khi sử dụng.

Thông tin liên hệ


: ducnguyen37
:
:
:
: