Đặt banner 324 x 100

Dự án đầu tư khu Tổ Hợp Nuôi Trồng Nấm và Đông Trùng Hạ Thảo


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
1.Giới thiệu chủ đầu tư
-Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP TT
- Mã số doanh nghiệp: 1602156408 do Sở KHĐT tỉnh An Giang cấp ngày 16/02/2022. 
- Địa chỉ trụ sở:   tỉnh An Giang
-Đại diện pháp luật công ty:   Ông LTT   -     Chức vụ: Giám đốc 
-Điện thoại:     
-Vốn điều lệ đăng ký: 30.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba mươi tỷ đồng)
-Ngành nghề chính: Nông nghiệp, chăn nuôi và hoạt động dịch vụ có liên quan

2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
-Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
-Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
-Điện thoại: (028) 22142126   ;   Fax:  (028) 39118579
3. Mô tả sơ bộ dự án
-Tên dự án: Khu tổ hợp nuôi trồng nấm và Đông trùng hạ thảo
-Địa điểm:  Tại xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
-Quỹ đất của dự án: 2,943 m2 thuộc quyền quản lý của nhà nước. 
-Mục tiêu đầu tư:
+San lấp mặt bằng hạ độ cao tạo khu đất bằng phẳng, cải tạo đất xây dựng khu trang trai nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo phục vụ nhu cầu trong nước và để chế biến xuất khẩu quốc tế…
+Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm đông trùng hạ thảo được bảo quản sau chế biến tập trung tại điểm giao thương vùng An Giang. 
+Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
-Quy mô trang trại: sau 2 năm trang trại trồng đạt 2,943 m2 bao gồm các hạng mục sau: 
- Tổng vốn đầu tư khoảng: 9.486.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín tỷ bốn trăm tám mươi sáu triệu đồng).
- Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.
- Tiến độ thực hiện dự án: 
+ Thời gian đầu tư và xây dựng dự án  đến tháng 6 năm 2023.
+ Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 7 năm 2023.
+ Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: tháng 12 năm 2023
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý: 
+ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP TT. trực tiếp quản lý dự án.
+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cây nấm và đông trùng hạ thảo công nghiệp qui trình chăm sóc, phân bón và tưới tiêu …
4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; … 
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc chỉ thị khẩn trương triển khai thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
- Quyết định số 1006/BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt nông nghiệp năm 2014 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
CHƯƠNG II: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
II.1.  Mục tiêu của dự án nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo công nghệ cao
Xuất phát từ thực tế yêu cầu đầu tư dự án Trang trại nông nghiệp công nghệ cao nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo theo tiêu chuẩn VietGap tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Tri Tôn trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của chính quyền. Các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư. Để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Trang trại nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo theo tiêu chuẩn VietGap. Chủ đầu tư đã hoàn thiện phương án đầu tư dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn và trả lãi ngân hàng, trình UBND huyện Tri Tôn, UBND tỉnh An Giang, cùng Các Sở, Ban ngành để xin chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án.
Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa trang trại và người nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Dự án nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
2.  Mục tiêu đầu tư dự án theo tiêu chuẩn VietGap 
Dự án bao gồm các hạng mục công việc như sau:
- Đầu tư xây dựng đồng bộ: Hệ thống nhân giống, nuôi trồng thành hệ thống kép kín.
- Đầu tư mua nguồn giống chất lượng cao.
- Phát triển mô hình trang trại sinh thái chất lượng cao thành một chuỗi các trang trại với hình thức tương tự trên phạm vi toàn quốc.
- Phát triển các nhà hàng kinh doanh sản phẩm từ trang trại cung cấp cho thị trường khu vực và các vùng lân cận.
- Đảm bảo sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Vietgap để xin cấp chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng nhăn cung cấp sản phẩm vào hệ thống các siêu thị và nhà hàng.
Tận dụng những lợi thế của địa điểm xây dựng một dư án trang trại có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Xây dựng trang trại sản xuất chất lượng cao nhằm cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng; Khai thác và sử dụng một Cách hiệu quả tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp. Áp dụng qui trình kỹ thuật nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo theo tiêu chuẩn Quốc tế nhằm tạo ra Các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
3.  Sự cần thiết đầu tư
 “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra hiện trạng và định hướng phát triển về nông nghiệp trong địa bàn tỉnh trong đó có định hướng cụ thể về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh An Giang có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu của dự án nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo công nghệ cao. Điều kiện khí hậu, thời tiết của An Giang tương đối ôn hòa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, phù hợp với việc phát triển. Trong kế hoạch, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Trường Thịnh. sẽ xây dựng theo mô hình trang trại nông nghiệp kiểu mẫu quy mô 2,943 m2 đất nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Khu tổ hợp nuôi trồng nấm và Đông trùng hạ thảo ở xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh An Giang vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. 
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm
Việc lựa chọn địa điểm phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Có mặt bằng đủ diện tích xây dựng với các điều kiện không bị ngập nước do lũ lụt, đảm bảo tính kinh tế trong san  lấp mặt bằng, thuế đất và gần nguồn cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện và tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.
- Được sự đồng ý các cơ quan quản lý Nhà nước, của chính quyền địa phương. Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP TT. quyết định tham gia đấu thầu lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn. Tỉnh An Giang.
2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án
- Hiện trạng đất đầu tư: Công ty dự kiến đầu tư khoảng 2,943 m2 đất tại địa bàn xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, khu đất này được nhà nước quản lý.
Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:
Phía Đông bắc giáp đất của dân;
 Phía  Nam giáp đất của dân;
Phía Tây nam giáp đất của dân
Phía Bắc giáp đường tỉnh lộ;
- Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa.
- Khu vực phụ cận, cách khu đất đang được người dân sử dụng để trồng lúa.
- Về hạ tầng điện: Hệ thống đường điện của khu dân cư ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến,. 
- Về nguồn nước: Khu vực thực hiện thuận lợi cho việc khai thác nước ngầm.
3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án
- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản  cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp. 
- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.
4.  Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng khu đất: là công giao cho người dân quản lý khai thác.
Đất tại khu vực dự án : Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất nông nghiệp phù hợp cho việc phát triển trang trại nông nghiệp. 
Công trình kiến trúc khác: Trong khu đất đầu tư xây dựng là đất nông nghiệp không có các công trình công cộng,
5.  Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Đường giao thông
Khu vực đầu tư xây dựng có trục đường giao thông chính là đường tỉnh lộ. 
Hệ thống cấp điện
Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường liên thôn và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.
Hệ thống cấp nước :Trong khu vực trang trại dự kiến hiện nay sẽ sử dụng hệ thống nước được xử lý từ giếng khoan.
6.  Nhận xét chung về hiện trạng 
Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp. 
Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án. 
Dự án đầu tư xây dựng Khu trang trại nuôi trồng nấm và Đông trùng hạ thảo nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng quỹ đất để phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch; chuyển quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí, chức năng hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một trang trại nuôi trồng nấm và đông trùng hạ thảo, với các tiêu chuẩn hiện đại thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại An Giang và cả nước là tất yếu và cần thiết.   
CHƯƠNG IV: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 
• Xưởng sơ chế sản phẩm sau thu hoạch:
- Số lượng gồm 6 nhà xưởng sản xuất trồng nấm các loại 1.200 m2. 
- Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp có diện tích 1.200 m2 gồm 6 khu nhà. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…
• Nhà điều hành cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 200 m2.   
- Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, xà gồ thép,  tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
• Nhà bảo vệ
• Cổng và hàng rào
1.2. Hạ tầng kỹ thuật 
• San nền: Cao độ san nền trung bình (+ 3.6m đến 3.8m) được căn cứ theo bản vẽ .
Khu đất san nền có diện tích khoảng 1.200 m2. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.
- Trước khi san nền cần bóc lớp đất dày trung bình 0.3 m trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan, một phần đất được cung cấp cho các dự án có nhu cầu san lấp trong thời gian sau này.
- Khối lượng đào nền khu nhà xưởng sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9
E- KẾT LUẬN:
Xem thêm: http://minhphuongcorp.net/lap-du-an-dau-tu/quy-trinh-thuc-hien-du-an-dau-tu/du-an-dau-tu-xay-dung-trang-trai-nuoi-trong-nam-va-dong-trung-ha-thao-cong-nghe-cao.html

Thông tin liên hệ


: CtyMinhphuong
:
:
:
: