Đặt banner 324 x 100

Phân hữu cơ là loại phân bón có đặc điểm gì? Cách sử dụng phân hữu cơ


 

phân hữu cơ là loại phân bón có đặc điểm

Phân bón hữu cơ ngày nay đang được khuyến khích sử dụng nhiều hơn vào trong nông nghiệp để thay thế dần các loại phân bón hóa học. Bởi những đặc điểm, thành phần và lợi ích của nó mang lại vô cùng quan trọng cho cây trồng. Vậy phân hữu cơ là loại phân bón có đặc điểm gì? Cách sử dụng ra sao? Để biết rõ hơn về loại phân bón này hãy cùng Nông bội thu tìm hiểu nhé!

1. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ những thành phần có trong tự nhiên. Đây là loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.

Phân hữu cơ được dùng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thường được làm chủ yếu từ những nguyên liệu như: phân chuồng, than bùn, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải và các chất hữu cơ khác,…

2. Phân hữu cơ là loại phân bón có đặc điểm gì?

Phân bón hữu cơ có những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Có chứa hàm lượng chất hữu cơ dồi dào, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho đất và cây trồng

  • Dinh dưỡng có trong phân hữu cơ cần thời gian để phân hủy thành chất dễ tiêu hóa cho cây trồng

  • Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng có hàm lượng thấp

  • Để cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần phải sử dụng phân hữu cơ với số lượng lớn

  • Có tác dụng chậm nên cần được sử dụng trong thời gian dài để mang lại hiệu quả cao cho cây trồng

  • Phân hữu cơ thường có mùi nên khi sử dụng cần xử lý trước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Đặc điểm của phân hữu cơ

3. Ưu điểm của phân hữu cơ

Những ưu điểm mà phân hữu cơ mang lại cho cây trồng như:

  • Sử dụng phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, thay đổi cấu trúc đất; và giúp tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho đất

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, không gây ngộ độc và sốc phân cho cây

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật trong đất phát triển

  • Chi phí thấp, tận dụng được nguồn hữu cơ có sẵn

  • Cải tạo đất bạc màu, không làm chua đất và giảm xói mòn cho đất

  • An toàn, bảo vệ môi trường góp phần cân bằng hệ sinh thái.

4. Nhược điểm của phân hữu cơ

Bên cạnh những ưu điểm mà phân hữu mang lại, vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây:

  • Các loại phân hữu cơ truyền thống đa số đều có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp

  • Phân hữu cơ thường phân giải chất dinh dưỡng chậm, cần ít nhất 10-15 ngày thì cây mới kịp thời hấp thụ được các chất dinh dưỡng

  • Một số loại phân hữu cơ cần được xử lý trước khi sử dụng; nếu không dễ gây bệnh cho cây trồng và mùi rất hôi

  • Cần phải dùng phân hữu cơ với khối lượng nhiều mới đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng.

5. Cách sử dụng phân hữu cơ trồng rau an toàn

Nếu đã hiểu được phân hữu cơ có những đặc điểm gì; bà con cần phải phân loại cây trồng và nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cây để sử dụng đúng cách; giúp mang lại hiệu quả cao hơn. Sau đây là cách sử dụng phân hữu cơ đối với một số loại rau.

Rau mầm, rau ăn non:

Đối với các loại rau mầm, rau ăn non; bạn chỉ cần phối trộn từ 5 – 10% phân hữu cơ cùng với giá thể, đất trồng. Thời gian sinh trưởng của các loại rau này thường ngắn nên bà con không cần phải bón thêm trong giai đoạn sinh trưởng.

Sử dụng phân bón hữu cơ giúp rau mầm tươi xanh hơn

Rau ăn lá:

Đối với các loại rau ăn lá như rau muống, xà lách, rau dền,…cần phải bón lót và bổ sung định kỳ. Đầu tiên, cần trộn 5 – 10% phân hữu cơ với đất trồng. Sau khi cây nảy mầm, phát triển được 10 ngày, bà con nên bón thúc tiếp đợt 2 để rau phát triển và lớn nhanh hơn. Các loại rau sau mỗi lần thu hoạch cần bón thúc thêm phân cho cây để có sức phát triển và cho thu hoạch vào những đợt sau.

Phân hữu cơ giúp rau ăn lá phát triển tốt và tươi xanh

Với bài viết trên chắc hẳn đã giúp bà con giải đáp được thắc mắc: Phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ có những đặc điểm như thế nào? Và cách sử dụng phân bón hữu cơ ra sao?

Hy vọng với những thông tin mà Nông bội thu mang lại sẽ giúp bà con sử dụng phân hữu cơ đúng cách và hiệu quả để tạo ra được nhiều nông sản có giá trị cao.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: Nông bội thu