Đặt banner 324 x 100

Bật mí những kinh nghiệm thiết kế tủ bếp âm tường


Làm tủ bếp âm tường là một trong những giải pháp hết sức tuyệt vời, phù hợp cho nhà có diện tích nhỏ, nhà chung cư. Không chỉ tiết kiệm diện tích mà tủ bếp âm tường còn giúp không gian trở nên đẹp hơn nên hiện nay, rất nhiều gia chủ lựa chọn giải pháp này.
Chất liệu
Thiết kế tủ bếp âm tường thường sẽ dễ bị ẩm. Bạn cần lựa chọn chất liệu được xử lý tốt, sơn phủ đầy đủ để chống ẩm mốc, bảo vệ độ bền và vẻ đẹp cho tủ bếp gia đình.
Chọn chất liệu đóng tủ bếp âm tường, bạn nên sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp cốt chống ẩm hoặc ốp đá trong tường trước khi sắp xếp tủ, sơn mặt tủ sau… để chống ẩm mốc, bảo đảm độ bền đẹp cao cho tủ bếp gia đình.

Gỗ công nghiệp là vật liệu hàng đầu trong thiết kế nội thất

Vị trí đặt bếp
Khi đặt tủ bếp bạn nên tránh những nơi gần hệ thống nước, ban công hay vách tường hướng ra ngoài trời. Môi trường có độ ẩm cao sẽ là nơi trú ngụ của các loại nấm mốc, mối mọt làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ bếp.

Kích thước tiêu chuẩn
Tùy thuộc vào diện tích căn bếp mà kích thước tủ sẽ khác nhau. Dưới đây chỉ là kích thước phổ biến chung cho tủ bếp âm tường. Bạn có thể linh hoạt thay đổi theo diện tích nhà bạn

Kích thước tiêu chuẩn phù hợp với chiều cao của người Việt
  • Tủ bếp dưới: Độ cao 800mm – 900mm; Chiều sâu từ 450mm – 500mm
  • Tủ bếp trên: Chiều cao đa dạng, dao động từ 350mm – 900mm, tiêu chuẩn là 700mm ; Chiều sâu 30mm – 35mm 
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 400mm – 600mm, nhưng kích thước tối đa chỉ nên là 700mm
  • Tổng chiều cao tiêu chuẩn của toàn bộ tủ bếp sẽ từ 2,4m – 2,5m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1,9m
Thi công chống ẩm mốc
Bạn nên chú ý tới việc chống ẩm cho hệ thống tủ bếp của mình. Tủ bếp thường làm từ gỗ nên dễ bị ẩm mốc bởi nước mưa trường ẩm thấp, từ đó dẫn đến tình trạng mối mọt, lở gỗ ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của tủ bếp.

Chống ẩm mốc cho tủ bếp là điều vô cùng quan trọng
Xem thêm: Tủ bếp âm tường – Mảnh ghép hoàn hảo hồi sinh mọi góc chết