Đặt banner 324 x 100

Cây thuốc được coi là “Thần dược trường sinh bất tử”


1.    Bạch linh là gì?
Bạch Linh còn có tên khác là Bạch Phục linh. Theo ghi chép từ y học Trung Hoa, bạch linh được mệnh danh là loài nấm “Thần dược trường sinh bất tử”, là một loại thảo dược quý tốt cho đường tiêu hóa. Bạch linh được thu hoạch từ khoảng tháng 7-9 hàng năm. Bạch linh không được bỏ hết đất cát, phơi chỗ thoáng mát giúp se bề mặt, sau đó tiếp tục chất đống, ủ nhiều lần đến khi khô nước và nhăn bề mặt, phơi âm can đến khi khô. Hoặc phục linh tươi sẽ được thái miếng và phơi âm can nơi thoáng mát. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc mà có các tên gọi khác nhau như: Bạch phục linh, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến, Phục linh bì.
Bạch linh là loại nấm sống ký sinh xung quanh rễ cây thông. Vị thuốc này có công dụng hòa vị, kiện tỳ, lợi thủy và trừ thấp nên được sư dụng để điều trị chứng tiểu tiện khó, mất ngủ, suy nhược cơ thể, tỳ vị kém dẫn đến ăn uống không tiêu, bụng đau, tiêu chảy,…
2.    Đặc điểm của bạch linh
Bạch linh có tên khoa học là Poria cocos Wolf, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae). Nó là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ của một số loài thông. Về hình dạng, bạch linh có hình khối to, có thể nặng từ khoảng 3 - 5kg, các nấm nhỏ thì có thể chỉ bằng nắm tay. Nấm bạch linh không mùi, có vị hơi nhạt và khi cắn gây dính răng.
Dạng của nấm bạch linh khô: có dạng hình thoi, hình cầu, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, to, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài có màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ nét và bề mặt lồi lõm. Khi bẻ ra thì bề mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần bên trong màu trắng, một số ít có màu hồng nhạt. Ngoài ra, có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thòng (phục thần).
3.    Bộ phận sử dụng của phục linh
  • Tùy theo phần thái và màu sắc của phục linh mà có tên gọi khác nhau như: Phục linh bì, Xích phục linh, Bạch phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến. Cụ thể như sau:
  • Phục linh bì: đây là lớp ngoài cùng của nấm phục linh được tách ra. Có đặc điểm là lớn, nhỏ, không đồng đều, phía ngoài có màu từ nâu đến nâu đen, phía mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Thể chất tương đối xốp và có tính đàn hồi.
  • Phục linh khối: Là phần còn lại sau khi tách lớp vỏ ngoài. Thường được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng đều; có màu màu trắng, nâu nhạt  hoặc hồng nhạt.
  • Xích phục linh: Đây là lớp thứ hai sau lớp ngoài cùng (sau lớp phục linh bì); có màu nâu nhạt hoặc hơi hồng.
  • Bạch phục linh: Đây là phần bên trong và có màu trắng.
  • Phục thần: Đây là phần nấm phục linh ôm đoạn rễ thông phía bên trong.
4.    Thành phần hóa học trong phục linh
Thành phần trong phục linh có chứa 2 nhóm hóa học chính là polysaccharid và triterpenes:
Triterpen và dẫn xuất: Axit pachymic, axit eburicoic, axit pinicolic, axit tumolosic, axit polyporenic, axit dehydropachymic,...
Polysaccharid: Có tới 75% pachyman bên trong phục linh và các monosaccharide gồm các dạng D của glucose, xylose, galactose, fucose, mannose, và rhamnose.
Ngoài ra, phục linh còn chứa các enzym, steroid, axit amin và choline, cũng như histidine và muối kali
Mua phục linh khô uy tín chất lượng TẠI ĐÂY
Xem thêm những sản phẩm đặc sản Hà Giang khác tại: https://nongsandungha.com/danh-muc/dac-san-ha-giang
 

Thông tin liên hệ


: LyDo
:
:
: