Đặt banner 324 x 100

Lá xạ đen và những điều bạn chưa biết


Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, chiều dài trung bình từ 3-10m. Cành cây non không có lông, màu xám nhạt. Khi trưởng thành, cây chuyển dần sang màu nâu, xanh thẫm và có nhiều lông. Lá xạ đen có đầu nhọn, phiến lá bầu dục, mọc so le, dài khoảng 7-12cm, rộng khoảng 3-5cm, mép có răng thấp. Cuống lá khá ngắn, từ 5-7mm.
Chùm hoa mọc ở ngọn hay nách lá, dài từ 5-10cm, cuống hoa khoảng 2-4mm. Hoa có 5 cánh, màu trắng. Quả hình trứng, dài 1cm. Quả màu xanh, khi chín màu vàng và tách ra thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu đỏ hồng. Mùa hoa khoảng tháng 3-5 và mùa quả từ tháng 8-12.
Năm 1997, một số nhà khoa học nước ngoài đã phân lập được hoạt chất maytenfolone - A từ cây xạ đen và chứng minh hoạt chất này có công dụng gây độc tế bào đối với tế bào ung thư gan (HEPA - 2B) và tế bào ung thư biểu mô (KB).
Gần đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Thượng Hải đã chỉ ra rằng trong thân cây có chứa diphenyl propane và quinoflavan, macrocyclic lactone. Các hợp chất này có công dụng gây độc tế bào trung bình và yếu với các loại ung thư phổi, ruột kết, gan và ung thư vú.
Ngoài ra, vào năm 2016, các nhà khoa học của trường Đại học Nhật Bản đã nghiên cứu thành phần hóa học của xạ đen thu hái tại Hà Nội. Kết quả chỉ ra, 8 hợp chất phenolic chiết xuất từ cây xạ đen có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả
Xạ đen được biết là cây thuốc Nam mọc tập trung ở trong các khu rừng. Nhưng cây xạ đen được tìm thấy ở phía Bắc tỉnh Hòa Bình. Dân tộc Mường còn gọi cây xạ đen là cây ung thư. Cây xạ đen có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư.
1.    Cách phân biệt cây xạ đen
Có nhiều loại cây họ xạ khác nhau như xạ vàng, xạ trắng, xạ đen, xạ lai… Trong đó, 2 loại thường được sử dụng làm thuốc là xạ đen và xạ vàng. Để nhận biết cây xạ đen, có thể quan sát các điểm sau:
– Cây tươi:
  • Xạ đen: lá dày, có sắc tím, màu xanh đậm, thân sẫm màu.
  • Xạ vàng: lá mỏng, màu xanh, không có sắc tím, và không có răng cưa.
– Khi phơi khô:
  • Xạ đen khô: vụn nát, lá mùi thơm nhẹ, không bị giòn. Thân cây đen, có mùi thơm.
  • Xạ vàng khô: lá dễ vụn nát, phơi khô thường giòn. Thân cây màu trắng nhạt, không mùi.
Hơn nữa, cây xạ đen (Celastrus hindsii) thường bị nhầm lẫn với cây cùm rụm (Ehretia dentata Courch.) và cây dót – xạ đen Hòa Bình (Ehretia asperula Zoll. & Mor.). Khi được nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra:
  • Thành phần hóa học giữa cây xạ đen (Celastrus hindsii) và xạ đen Hòa Bình (Ehretia asperula) khác nhau tương đối nhiều.
  • Thành phần hóa học trong cây xạ đen Hòa Bình (Ehretia asperula) chưa thể hiện rõ công dụng ức chế nào đối với các tế bào ung thư gan và phổi.
Như vậy, chỉ duy nhất xạ đen châu Âu với tên khoa học Celastrus hindsii được nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam với công dụng ức chế tế bào ung thư.
2.    Bộ phận sử dụng của cây xạ đen
Lá và cả cành, thân cây đều có thể dùng trong các bài thuốc. Có thể dùng tươi hay khô.
Khi thu hái, lá cây trưởng thành có thể lấy bất kỳ lúc nào trong năm. Đối với thân và cành, thường đợi khi cây già mới thu hoạch để có dược tính cao.
Sau khi thu hoạch, các phần của cây xạ đen được rửa sạch và để ráo nước. Có thể cắt thành từng đoạn ngắn, phơi hay sấy khô. Sơ chế xong để vào túi nilon để nơi thoáng mát, khô ráo để dùng dần.
Thành phần hóa học của cây xạ đen
Các thành phần được nghiên cứu và tìm thấy trong loài cây này gồm:
  • Các polyphenol: rutin, axit rosmarinic, axit lithospermic, kaempferol 3-rutinoside và axit lithospermic B.
  • Các sesquiterpene và triterpene: estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 15b-tetracetoxy-8b, axit glucosyringic, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydro agarofuran (celahin D), emarginatine E, loranthol, lupenone, friedelinol, celasdin-A, celasdin-C, celasdin-B, cytotoxic.maytenfolone-A…
  • Các nhóm hợp chất khác như quinon, tanin, flavonoid, , axit amin…
Mua lá xạ đen uy tín, chất lượng TẠI ĐÂY
Xem thêm những sản phẩm khác tại: https://nongsandungha.com
 

Thông tin liên hệ


: LyDo
:
:
: