Đặt banner 324 x 100

Tổng hợp các bệnh cá Koi thường gặp và các phòng bệnh hiệu quả


“Sinh – lão – bệnh – tử” là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ sinh vật nào và những chú cá Koi nhà bạn cũng không ngoại lệ. Qua thời gian, cá Koi sẽ có phần già đi, thêm vào đó là những yếu tố tác động từ bên ngoài như môi trường sống, virus gây hại,… Điều này dễ dẫn đến việc cá Koi bị bệnh, thậm chí chết nếu không được xử lý và chữa trị kịp thời. Với tư cách là một địa chỉ cung cấp, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cá Koi uy tín, Đăng Khoa Garden sẽ bật mí cho bạn các bệnh cá Koi thường gặp và cách xử lý hiệu quả nhất.

Tổng hợp các bệnh cá Koi thường gặp và các phòng bệnh hiệu quả

Các bệnh cá Koi

CÁC BỆNH CÁ KOI THƯỜNG GẶP

– BỆNH LỞ LOÉT

Lở loét ở cá Koi do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên. Đây là loại vi khuẩn cực kỳ nguy hại đối với cá Koi, đặc biệt là những cá thể đang dần mất đi sức đề kháng. Nguy hiểm hơn, loại vi khuẩn này hiện nay đã bắt đầu thích nghi được với các chất kháng sinh, kháng khuẩn dùng cho cá Koi.

Khi nhiễm khuẩn, cơ thể cá Koi xuất hiện những vết lở. Theo thời gian, các vết này trở nên rộng và sâu hơn. Nếu không được xử lý và điều trị, chắc chắn chú cá mang bệnh sẽ chết.

Khi cá Koi bị lở loét, bạn nên xử lý và cách ly ngay để không làm lây lan cho những cá thể khác. Cần vệ sinh cho cá bằng các chất sát khuẩn chuyên dụng như KMnO4, malachite green,… Sau đó, bôi kháng sinh Metanazol dạng bột trực tiếp lên vết thương, sau khoảng 5 – 6 lần, có thể vết thương sẽ được hồi phục.

Tổng hợp các bệnh cá Koi thường gặp và các phòng bệnh hiệu quả

-> Xem thêm: Địa chỉ bán bột thức ăn cá koi Đà Nẵng, Hội An 

– BỆNH NẤM

Đây cũng là một dạng nhiễm khuẩn ở cá Koi. Khi nhiễm bệnh, cá xuất hiện những vết nấm xung quanh miệng và lan dần ra toàn bộ cơ thể. Nếu không được xử lý, bệnh vẫn có khả năng gây lở loét và lây nhiễm cho những cá thể khác. Ngoài ra, các búi nấm này ảnh hưởng nghiệm trọng đến thẩm mỹ cũng như sự sinh trưởng của đàn cá.

Cũng giống với các bệnh nhiễm khuẩn khác, khi bị nấm cần xử lý vết mẩn trên thân cá bằng malachite green. Nên dùng với liều lượng từ 0.3 – 0.5 ppm, khoảng 2 – 3 liều, mỗi liều cách nhau tầm 3 ngày. Lưu ý, nên thay 1/3 nước trước khi sử dụng liều tiếp theo. Đồng thời cần nâng nhiệt độ nước hồ lên tầm 32 – 35 độ C trong khoảng 6 ngày, duy trì 1 – 3 % độ muối trong hồ để có kết quả tốt nhất.

– CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG

Các bệnh cá Koi thường gặp liên quan đến ký sinh trùng có thể kể đến như trùng mỏ neo, rận cá, trùng bánh xe, bào tử,… Các bệnh này dễ dàng nhận ra bằng mắt thường và có thể xử lý bằng nhiều loại thuốc đang được cung cấp trên thị trường.
Ký sinh trùng thường tấn công cá bằng cách chọc thủng da, hút máu và các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, nếu không chữa trị kịp thời, các loại ký sinh này hoàn toàn có khả năng lây truyền các loại virus khác, gây nên lở loét ở cá Koi.

Khi bị ký sinh trùng tấn công, cá Koi có hành động giống với bị ngứa, thường xuyên cọ thân vào thành hoặc đáy hồ, đôi khi nhảy cao khỏi mặt nước.

Khi phát hiện 1 con bị bệnh, cần kiểm tra tất cả cá trong hồ. Sau đó dùng nhíp gắp ký sinh trùng ra khỏi thân cá, khử trùng vị trí đó bằng keo ong. Cuối cùng, chữa trị cho cá Koi bằng Mazotel.

Tổng hợp các bệnh cá Koi thường gặp và các phòng bệnh hiệu quả

– BỆNH BÓNG HƠI (BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA)

Bệnh bóng hơi là một trong các bệnh ở cá Koi rất khó để biết được lý do nhưng hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Bệnh bóng hơi được hiểu là các khối u, gây rối loạn lưu thông không khí từ máu vào bong bóng cá.

Bong bóng cá được ví như phổi của con người, giúp cá có thể nổi trong nước. Khi mắc bệnh, cá Koi sẽ khó khăn trong việc hô hấp, cảm giác cá bơi khá nặng nề. Khi bệnh nặng, cá có thể bị nổi lên hoặc chìm xuống mất kiểm soát.

Khi phát hiện, cần vớt cá lên từ từ và nhốt cá trong lồng nổi để điều trị. Bạn có thể cho cá ăn thêm đậu Hà Lan hoặc trộn tỏi sống, tinh dầu tỏi vào thức ăn cho cá. Lưu ý, không nên cho cá ăn các thức ăn ẩm mốc, hôi thiu. Ngoài ra, có thể cho cá tắm nước muối, thêm muối vào hồ,…

Tổng hợp các bệnh cá Koi thường gặp và các phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đỏ mình trên cá Koi

-> Xem thêm: Địa chỉ chuyên cung cấp, chăm sóc cá Koi sân vườn đẹp

– BỆNH MỜ MẮT

Bệnh mờ mắt ở cá Koi do ký sinh Proalaria gây nên. Bệnh khiến mắt cá bị đục, có màng che, làm giảm khả năng quan sát của cá. Từ đó, chú cá Koi nhà bạn sẽ yếu hơn và không còn linh động, mất đi thẩm mỹ vốn có.

Khi cá bị mờ mắt, bạn có thể ngâm cá với nước vôi với liều lượng tùy theo thể tích hồ. Mỗi lần như vậy cần thay 50% lượng nước, sau đó tiếp túc bổ sung khoảng ½ lượng vôi ban đầu.

– CÁC BỆNH KHÁC

Ngoài các bệnh cá Koi kể trên, đàn cá nhà bạn còn có nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như: sán da, sán mang, thối miệng, thối đuôi & vây, xù vảy, đốm đỏ, đốm trắng, sùi,…

CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH CÁ KOI HIỆU QUẢ

– Ưu tiên giữ sạch ao hồ, nguồn nước, môi trường sống của cá Koi.

– Chuẩn bị sẵn dụng cụ, thuốc sơ cứu cho cá.

– Mua cá ở địa chỉ cung cấp uy tín, đảm bảo sức khỏe.

– Nhốt riêng cá trước khi thả chung vào hồ.

– Cho cá ăn đều, thức ăn đạt chất lượng, tránh thay đổi đột ngột nguồn thức ăn.

– Liên hệ cơ sở xử lý, chữa trị các bệnh cá Koi chuyên nghiệp nếu không đủ phương tiện, kiến thức.

-> Xem thêm: Địa chỉ bán cá koi Đà Nẵng uy tín

Trên thực tế, các bệnh cá Koi còn rất phức tạp, vì vậy nếu gặp khó khăn trong công tác xử lý và chữa trị, bạn cần liên hệ với các chuyên gia về cá Koi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. Đăng Khoa Garden là một trong những đơn vị chuyên cung cấp cá Koi chất lượng cao, đồng thời cũng nắm rõ kiến thức chăm sóc cá Koi hiệu quả. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khi đàn cá nhà bạn gặp vấn đề.

Để tìm hiểu thêm bạn có thể liên hệ Đăng Khoa – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thiết kế thi công sân vườnthi công hồ cá koithi công hồ bơi, thi công hòn non bộ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai các công trình thi công sân vườn lớn cùng các đối tác khắp cả nước, Đăng Khoa đã tạo nên chỗ đứng vững chắc trong lòng quý khách hàng, đặc biệt nhận được sự tin yêu, hài lòng từ các khách hàng khó tính nhất.

Xem thêm: