Đặt banner 324 x 100

Lưu ý sau trước và sau khi sử dụng sơn xịt kẽm lạnh


Cần phải khẳng định rằng lớp sơn xịt kẽm lạnh đầu tiên phải được sơn lên bề mặt đã được làm sạch trước khi vết bẩn hay hiện tượng gỉ xuất hiện. Để có lớp sơn đẹp bạn hãy lưu ý những điều bên dưới đây nhé!

Lưu ý sau trước và sau khi xịt sơn xịt kẽm lạnh

     – Sau khi sơn phải để cửa sắt ở nơi khô ráo, giữ cho bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành lớp sơn tiếp theo là sơn lót hay sơn phủ.

     – Trong thời gian chờ đợi sơn khô cần che chắn cẩn thận, không để bụi bẩn dính vào cửa sắt để hỏng lớp sơn.

     – Đối với cánh cửa mới sơn cần phải đợi sơn khô hoàn toàn mới tiến hành lắp đặt bản lề cửa.   

     – Khi sử dụng sơn kẽm, bạn cũng nên lưu tâm một số vấn đề sau để đảm bảo chất lượng cấu kiện, vật kim loại cần sơn đẹp nhất, bền nhất: 

     – Với các công trình kết cấu thép có bề mặt lớn, sắt thép tiêu chuẩn SA 2.0 thì có thể sử dụng phun bi hoặc phun cát, phun nước áp suất cao để làm sạch sẽ trước khi sơn.     

     – Đối với những bề mặt công trình sắt thép nhỏ chúng ta có thể dùng các vật liệu phổ thông như giấy nhám hay bàn chải sắt để đánh bật rỉ sét rồi mới phun để đảm bảo sơn bám chắc vào bề mặt.

     – Cuối cùng, bạn sử dụng giẻ lau thấm dung dịch tẩy hóa chất hoặc ít xăng để lau chùi bề mặt kim loại, loại bỏ hết các vết bẩn cũ còn bám trên bề mặt và dùng giẻ ướt lau lại một lần nữa cho sạch hẳn là xong

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến lớp sơn kẽm

Làm sạch

Phải loại bỏ khỏi bề mặt thép các tạp chất như dầu, mỡ, vết bẩn, vết mối hàn, vảy thép... do chúng làm giảm tính chất bám dính của màng sơn lên bề mặt kim loại. Cặn muối lắng đọng (clorit và sunfat) cũng phải được loại bỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ (hoặc độ bền) của màng sơn. Tiêu chuẩn TCVN 8790:2011 hoặc Tiêu chuẩn SSPC liệt kê chi tiết các yêu cầu kỹ thuật xử lý bề mặt gồm các phương pháp làm sạch như tẩy bằng dung môi, bằng dụng cụ cầm tay hay thiết bị làm sạch sử dụng năng lượng (điện) cũng như nhiều phương pháp làm sạch khác.

Đánh gỉ

Lớp oxit màu xanh đen là sản phẩm của quá trình cán nóng, là nguyên nhân làm hỏng màng sơn. Lớp gỉ này khá giòn và có thể rạn nứt hay bị bong ra khi thay đổi nhiệt độ (trong quá trình gia công kết cấu thép và ảnh hưởng của thời tiết) dẫn đến làm hư hỏng màng sơn.

Độ nhám bề mặt

Độ nhám của bề mặt kim loại có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng của màng sơn, nó làm tăng diện tích tiếp xúc giúp màng sơn bám dính tốt hơn. Mức độ nhám bề mặt phụ thuộc cả về loại và kích thước của chất mài mòn được sử dụng. Các hạt mài thô thường tạo bề mặt thô và sâu hơn.

Mặt mài sâu tốt hơn sẽ tạo điều kiện để sơn bám dính, nhưng lượng sơn tiêu thụ sẽ nhiều hơn để phủ kín bề mặt thép đã tạo nhám. Trường hợp này không nên sử dụng loại sơn có độ nhớt thấp do không phủ kín được bề mặt thép đã tạo nhám, cả khi sẽ được phủ bằng một vài lớp sơn phủ 
lên trên. Chiều sâu rãnh đã tạo nhám cần lớn bằng 1/4 đến 1/3 độ dày màng phủ trong hệ sơn.

Quy định này không áp dụng được nếu độ nhám bề mặt quá lớn vì khi đó sẽ xuất hiện sự tạo góc và mật độ của bề mặt nhám có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn. Cách xác định độ nhám bề mặt được hướng dẫn tại ASTM D 4417 hoặc TCVN 8790:2011.


Các phương pháp làm sạch

Quá trình làm sạch không quy định riêng cho từng phương pháp làm sạch. Các quy định về dung môi và hợp chất làm sạch do Nhà sản xuất cung cấp phải thường xuyên thay đổi để đảm bảo bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Làm sạch bằng phương pháp hóa học

Các dung môi thường được dùng để tẩy sạch dầu mỡ và các vật liệu khác có tính chất tương tự. Dung môi còn lại trên bề mặt được làm sạch bằng cách lau chùi bằng bàn chải hay giẻ lau. Chất bẩn được loại bỏ bằng cách lau cẩn thận các vùng bị ảnh hưởng với vải thấm dung môi, vải bẩn không được nhúng lại vào dung môi. Quá trình làm sạch có thể được lặp lại bằng vải sạch và dung môi mới. Nhũ tương, hợp chất tẩy rửa, làm sạch bằng khí nén hay các phương pháp và vật liệu tương tự cũng có thể được sử dụng. Khi dùng chất làm sạch dạng nhũ tương, xà phòng, hay thuốc tẩy, sẽ có hiệu quả cao hơn nếu dùng với nước sạch, nóng. Tiêu chuẩn SSPC SP-1 hoặc TCVN 8790:2011 bao gồm cả phương pháp dùng các chất này.