Đặt banner 324 x 100

Bề dày lịch sử và sự ra đời của làng nghề gốm sứ


Gốm sứ  Bát Tràng được sản xuất tại làng nghề truyền thống  Bát Tràng, xã Bát Tràng. huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi đến đây tham quan , du khách không chỉ được chiêm ngưỡng và thưởng thức những sản phẩm gốm sứ cao cấp từ chính bàn tay của những nghê nhân nơi đây , sản phẩm  mang trong mình  bản sắc văn hóa Việt Nam mà hơn thế nữa khi đến đây du khách  còn được trải nghiệm từng quá trình  làm gốm để tạo ra sản phẩm và được  sự hướng dẫn đầy tận tình từ những người thợ lành nghề sinh sống.

Gốm sứ được làm như thế nào?

Nói chung, bạn có thể làm đồ gốm bằng một số loại đất sét ở nhiệt độ cao. Quá trình sản xuất gốm sứ bao gồm năm giai đoạn. Ở đây tôi đã trình bày tỉ mỉ về toàn bộ quá trình làm gốm sứ.

BƯỚC 1: THẤU ĐẤT 

Bước thứ nhất trong quy trình làm đồ gốm là phải chọn cao lanh và đất sét loại tốt nhất. Tiếp theo, qua nhiều công đoạn tinh luyện, người ta mới có thể lấy được đất có trạng thái tốt nhất để làm gốm.

Gốm sứ - các bước làm sản phẩm đồ gốm sứ

Giai đoạn tiếp theo của việc tạo ra đồ gốm là làm cho đất sét đủ mềm để tạo cho nó bất kỳ hình dạng mong muốn nào. Đất sét khi mới được khai thác thì thường rất rắn nên những người thợ làm gốm phải tưới nước vào đất và thêm 1 số hóa chất rồi dùng mai thái mỏng. Sau đó, đất sẽ được loại bỏ những tạp chất như đá, sỏi và dùng chân nhào năn cho thật kỹ rồi đắp thành từng đống. Đất sau khi được thái lại nhiều lần sẽ trở nên mịn, dẻo. Bước này gọi là thấu đất.

BƯỚC 2: CHUỐT GỐM – TẠO HÌNH ĐỒ GỐM SỨ

Gốm sứ - các bước làm ra sản phẩm gốm

Bây giờ đất sét đã mềm dẻo, đã đến lúc tạo ra hình dạng hữu ích cho bất kỳ mục đích cụ thể nào. Nếu bạn đang làm gốm bằng gốm, bạn cần phải tạo hình cho đất sét giống như sản phẩm cuối cùng.

Có  tới 3 phương pháp để tọa hình gốm chính, đó là:

  • Tạo hình trên bàn xoay
  • Tạo Hình bằng khuôn
  • Nặn đắp bằng tay

Tuy nhiên, có những trường hợp sản phẩm gốm được tạo ra bởi sự kết hợp giữa cả 3 phương pháp trên. Chúng ta cùng đi chi tiết hơn ở phần sau đây !

TẠO HÌNH GỐM TRÊN BÀN XOAY

Đất sau khi có độ dẻo nhất định sẽ được nặn thành dây dài, to bằng cổ tay. Nghệ nhân tiếp đó sẽ chuốt ngắn từng đoạn, khoanh trũng giữa bàn xoay.
Bàn tay người thợ sẽ điêu luyện điều khiển đất trở thành sản phẩm gốm với kích thước to hay nhỏ, dày hay mỏng. Những sản phẩm có kích thước lớn như: lọ, chum, bình… đa số được tạo hình bằng phương pháp này

TẠO HÌNH BẰNG KHUÔN

Các sản phẩm gốm có khối lượng vừa phải như: bát, chén, đĩa… thường được sản xuất bằng phương pháp tạo hình gốm bằng khuôn

TẠO HÌNH GỐM BẰNG TAY

Phương pháp này đăc biệt được thể hiện rõ qua các chi tiết như con kê, vại, lon,  đỉnh gốm bao nung hay các loại tượng, linh thú….

BƯỚC 3: TRANG TRÍ HOA VĂN

Trang trí hoa văn cho sản phẩm gốm đã được tạo hình cũng được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau tương tự như các bước tạo hình gốm sứ

Gốm sứ - các bước làm ra một sản phẩm gốm

VẼ TRỰC TIẾP TRÊN GỐM

Ở bước này, các họa tiết, hoa văn người thợ sẽ dùng bút lông để vẽ trực tiếp trên nền mộc. Để thực hiện một cách hoàn hảo công đoạn này, nghệ nhân làm gốm phải có tay nghề cao, hoa văn trên gốm phải được vẽ chi tiết và hòa hợp với dáng gốm. Chính những điều này đã nâng tầm các sản phẩm gốm thành một loại hình nghệ thuật tinh tế và độc đáo. sản phẩm gốm
Những sản phẩm gốm sau khi được tráng men rồi sẽ được trang trí hoa văn. Công đoạn này chính xác được gọi là vẽ trên men gốm. Còn công đoạn trang trí hoa văn trước rồi tráng men được gọi là vẽ dưới men gốm.

CẮT GỌT & KHẮC VẠCH TRỰC TIẾP

Những sản phẩm gốm này sau khi được chuốt sẽ được đem phơi nắng cho đến khi đất se cứng lại, tiến hành sửa, gọt và cạo nhẵn theo ý muốn của ng tạo ra nó hay của khách hàng. Cách khắc vạch lên sản phẩm là phương pháp chủ yếu để trang trí hoa văn cho gốm. Ở công đoạn này, người thợ gốm sẽ vẽ hoặc vạch trực tiếp lên xương sản phẩm gốm sau đó sẽ đem gốm đi nung.

IN HOA VĂN BẰNG KHUÔN

Với một số sản phẩm gốm khác, những sản phẩm có hoa văn được khắc chìm vào xương gốm đều được thực hiện bằng phương pháp in khuôn. Cách này thường sẽ được áp dụng với các sản phẩm gốm men ngọc hay gốm men hoa nâu.

BƯỚC 4: TRÁNG MEN

Khi sản phẩm mộc đã được hoàn chỉnh, người thợ có thể nung sơ gốm ở nhiệt độ thấp sau đó đem đi tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc đó trực tiếp tráng men rồi mới đem đi nung. Người thợ gốm thường thường sẽ chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên gốm mộc hoàn chỉnh. Trước khi đem đi tráng men, sản phẩm phải được làm sạch bụi bằng chổi lông hay dụng cụ gì đó mềm mại.

Gốm sứ - các bước làm gốm bát tràng

Các sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi đem đi tráng men bắt buộc phải có một lớp men lót để có thể che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính cả tính năng của mỗi loại men định tráng trên từng loại xương gốm, nồng dộ men, mức độ khó của xương gốm và phụ thuộc cả thời tiết. Thực tế thì kỹ thuật tráng men gồm nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt, nhúng men đối với loại gốm nhỏ tuy nhiên, thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm – “kìm men”. 

Quá trình “quay men” là quá trình tráng men bên trong & ngoài cùng 1 lúc. “Đúc men” có nghĩa thì chỉ tráng men trong lòng mỗi sản phẩm. Những thủ pháp tráng men trên đều là những kĩ thuật, nó cũng là nghệ thuật được bảo tổn qua nhiều thế hệ. Thậm chí, ta có thể nói đây chính là bí quyết trong nghề nghiệp.

SỬA HÀNG MEN SẢN PHẨM GỐM SẢN PHẨM GỐM

Sửa hàng men tức là người thợ gốm sẽ tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm gốm lần cuối cùng trước khi cho nó vào lò nung. Người thợ gốm sẽ cần xem xét kĩ từng sản phẩm, tìm xem có khuyết men chỗ nào không thì phải bôi men vào. Tiếp theo đó, họ sẽ “cắt dò” tức là cạo bỏ những phần men thừa. 

BƯỚC 5: NUNG SẢN PHẨM GỐM SỨ

Đây chính là công đoạn cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong tất cả các bước. Các sản phẩm gốm thành công hay thất bại đều được quyết định ở bước này. 

nung gốm - quy trình làm gốm

Nhiên liệu chính dùng để nung gốm là than cám, củi hoặc là gas. Thời gian nung gốm sứ sẽ được quyết định tùy vào loại vỏ và hình dáng của sản phẩm. Sản phẩm là gốm đất nung, nhiệu độ sẽ từ 600 – 900°C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200°C, gốm sành xứ từ 1200 – 1250°C và gốm sành trắng từ 1250 – 1280°C và cuối cùng là đồ sứ từ 1280 – 1350°C.

HI VỌNG NHỮNG THÔNG TIN TRÊN ĐÂY SẼ GIÚP BẠN CÓ THÊM NHIỀU THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐỀ GỐM SỨ VÀ CÁCH LÀM RA 1 SẢN PHẨM GỐM.

Tiệm Gốm Sứ luôn luôn muốn giúp đỡ bạn trong việc giải đáp các thắc mắc. Chúc bạn thành công trong việc có được một căn phòng khách như ý. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài đọc tiếp theo nhé !

Facebook: https://www.facebook.com/tiemgomsu/

Email: tiemgomsu@gmail.com

Hotline: 0374158932

Youtube: Tiệm Gốm Sứ

Tiktok: Tiệm Gốm Sứ

Thông tin liên hệ


: Doanminhduc
:
:
:
: