Đặt banner 324 x 100

Lễ hội đặc sắc tại Đăk Lăk


Lễ hội đặc sắc tại Đăk Lăk

Daklaktourism – Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk có nhiều truyền thống văn hóa khá đa dạng của nhiều dân tộc mang đậm bản sắc riêng. Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong kễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp cồng, chiêng. Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M’Nông…như các đàn đá, đàn T’rưng, đàn k’lông pút… Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

lễ hội đua voi Buôn Ma Thuột
lễ hội đua voi

Đua voi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 3 dương lịch với hai năm một lần, Buôn Đôn là cái nôi của việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì thế lễ hội thường được tổ chức ở đây.
Những đàn voi từ các buôn xa, gần kéo về dự hội rất náo nhiệt. Sân đua là một bãi đất rộng chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều rộng đủ cho 30 con voi đứng xếp hàng.

lễ hội đua voi Buôn Ma Thuột

Đến giờ chuẩn bị vào cuộc đua, các nài voi cho voi đứng xếp hàng ngay ngắn ở điểm xuất phát. Sau một hồi tù và cất lên vang dậy cả núi rừng thì cũng là lúc các chú voi tiến thẳng về phía trước trong tiếng cồng chiêng và tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Cuộc đua được tiến hành dưới sự điều khiển của các nài voi dưới nhiều hình thức thi như: voi chạy tốc độ, voi kéo cây, voi ném gỗ, voi bơi vượt sông, voi đá bóng,… Sau cuộc thi tất cả các “vận động viên voi” đều được thưởng mía chuối… Riêng chú voi thắng cuộc đeo một vòng nguyệt quế và được thưởng rất nhiều thức ăn ngon.

Lễ đâm trâu của người Bana

lễ đâm trâu
lễ đâm trâu

 

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt.
Theo tục lệ của dân Banar, Jrai, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu. Thanh niên nam nữ đáng chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái). Các già làng và trai tráng chọn bãi đất rộng, bằng phẳng, không xa buôn làng để mời thần linh về chứng kiến. Gưng gồm cây nêu, cột buộc trâu và các cột để trang trí. Cây nêu bằng tre vút thẳng dựng ở giữa. Một cột chính bằng cây Pleng hay cây Xmuôn chôn vững để buộc trâu. Quanh cây nêu người ta trồng từ 4 – 8 trụ gỗ tròn cao 2 – 3 mét, đường kính già nửa gang tay, kẻ trang trí các khoang với gam màu mạnh như xanh, đỏ, đen, trăng. Các trụ gỗ bố trí khoảng cách đều nhau theo hình hoa thị đối xứng, trên buộc nối các đoạn dây rừng tạo thề liên hoàn, vững chắc. Trên ngọn nêu có những thanh ngang tỏa ra 4 phía, mỗi đầu thanh có vòng tre như mặt trời. Những đoãn dây tết, những tam giác đan bằng lạt tre, những chùm ống chiên gió… lủng lẳng dưới các vòng mặt trời. Trên cao nữa, gần chỗ túi thiêng tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh là hình ảnh cách điệu của chim Kring (đại bàng) tượng trưng cho sứ giả của hạnh phúc.
>>>>>Xem bài đầy đủ tại đây!!!

Thông tin liên hệ


: duyentran381
:
:
:
: