Đặt banner 324 x 100

Chó Bị Ho Và Cách Điều Trị Hiệu Quả


Chó bị ho là vấn đề nhiều chủ nuôi quan tâm khi bắt đầu nuôi dưỡng thú cưng. Bởi vì ho là hiện tượng thường xuyên xuất hiện ở loài chó. Ho có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của thú cưng như các bệnh liên quan trực tiếp đến phổi và tim. Vì thế, nếu cún cưng nhà bạn thường xuyên bị ho, hãy nhanh chóng đưa tìm cách điều trị đúng đắn và hiệu quả nhé!

Xác định nguyên nhân chó bị ho

Chó bị ho
Xác định nguyên nhân ho để có hướng điều trị hiệu quả

Chó xác định phương hướng bằng khứu giác, chúng thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều vi trùng, bụi bẩn và chất bẩn. Vì thế, hầu hết tất cả các chú chó đều bị ho ít nhất một lần trong cuộc đời. Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể chó do bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường. Mỗi khi ho, một luồng khí được thở ra mạnh và đột ngột nhằm làm sạch đường hô hấp, loại bỏ sự xuất hiện của bụi bẩn và các vật lạ trong khí quản, phế quản của chó.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc chó bị ho với chó bị hắt hơi. Cần phân biệt hiện tượng ho và hắt hơi ở chó để xác định nguyên nhân cún cưng bị ho nhanh chóng, thuận tiện hơn. Chó bị hắt hơi do hốc mũi bị kích thích, luồng khí được hút mạnh qua mũi chứ không thở mạnh ra ngoài như ho, nghe giống chó bị khịt mũi. Hắt hơi thường xuất hiện nhiều ở dòng chó nhỏ và những chú chó bị mắc chứng đầu ngắn.

Theo các chuyên gia, nắm được các tác nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chó sẽ giúp cho quá trình điều trị ho dễ dàng và thuận tiện hơn. Việc xác định nguyên nhân chó bị ho khá khó khăn vì chó có thể bị ho do phản ứng với các kích thích từ môi trường. 

Tuy nhiên, chủ nuôi cũng không nên chủ quan khi cún cưng bị ho do chúng có thể đang tiềm ẩn một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vì thế, khi đưa cún cưng đi khám, bạn hãy cung cấp những thông tin hữu ích cho việc điều trị như giống chó, độ tuổi của chó, lịch sử sức khoẻ (bệnh án), môi trường sống, thời gian xuất hiện và bản chất của triệu chứng ho chúng gặp phải để các bác sĩ thú y chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho nhé!

Chó bị ho do viêm phế quản


Viêm phế quản khiến chó bị ho dai dẳng

Viêm phế quản là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chó bị ho kéo dài và tái phát nhiều lần. Những chú chó lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản nhiều hơn. Khi mắc bệnh lý này, chó thường ho dai dẳng, ho nặng, khô. Bệnh trạng đặc biệt nghiêm trọng hơn mỗi khi cún cưng phấn khích hoặc hoạt động vui chơi quá đà. Mặc dù ở giai đoạn đầu, chó có thể vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, vui vẻ, nhanh nhẹn nên chủ nuôi khó nhận biết chó đã mang bệnh. 

Bên cạnh ho kéo dài, chó còn bị chảy dịch mũi, rối loạn hô hấp, khó thở và sốt cao hơn 40°C khi bị mắc bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản sẽ không ngừng tàn phá sức khỏe của cún cưng và diễn tiến nặng hơn. Chó bị viêm phế quản thường lây lan nhanh và kéo dài từ 7- 21 ngày. Chúng thậm chí còn có nguy cơ mất ý thức tạm thời sau khi ho do bị thiếu oxy trong não khi bệnh tình bước vào giai đoạn mãn tính. Vì vậy, bạn nên đưa cún cưng đến gặp bác sĩ thú y để điều trị sớm khi cún cưng mắc bệnh này.

Chó bị ho do bệnh ho cũi

Chó bị ho
Bệnh ho cũi tiến triển rất nhanh với những cơn ho đột ngột

Bệnh ho cũi hay còn gọi là viêm khí quản – phế quản, là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở loài chó. Nguyên nhân là do sự xâm nhập và tàn phá của vi khuẩn hoặc một số loại vi rút như Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma, Parainfluenza, Canine adenovirus (loại 1 và 2), Canine Reovirus (loại 1, 2, 3) và Canine herpes làm nhiễm trùng đường hô hấp ở chó. 

Nếu trước đó, cún cưng nhà bạn có tiếp xúc với những chú chó khác ở trong cũi hoặc ở ngoài công viên thì có khả năng cao là nó cũng bị phơi nhiễm bởi vì bệnh ho cũi chó cực kỳ dễ lây. Vì thế, ngay khi chú chó của bạn liên tục ho khan, hãy nghiêm túc quan sát các triệu chứng tiếp theo của chúng để có giải pháp xử lý kịp thời. Một số biểu hiện của bệnh ho cũi chó thường thấy như sau:

Chó bị nhiễm bệnh thường phát triển các cơn ho đột ngột, có thể khác nhau về độ nghiêm trọng, từ những cơn ho dai dẳng không thành tiếng đến cơn ho khan, ho khạc nặng.

  • Bệnh ho cũi chó phát triển rất đột ngột. Từ những cơn ho không thành tiếng, chó bị ho khan ho khạc nặng nhiều hơn. 
  • Vòng họng luôn phát ra âm thanh sệt rền tựa tiếng ngỗng kêu
  • Việc ho kéo dài dẫn đến cơn khạc, nôn ọe, nôn khan, nôn ra nước dãi hoặc sùi bọt mép..
  • Nước mũi, nước mắt chảy liên tục
  • Nhịp tim chậm, có tiếng ran rít
  • Hơi thở không đều, thở khò khè hoặc thở gấp. Đây là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh về đường hô hấp. 
  • Cơ thể yếu ớt, xanh xao, mệt mỏi do tình trạng ho khan liên tục

Mặc dù không phải là những triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu để mặc cho căn bệnh này kéo dài, phổi của chó có thể bị tàn phá và gây ra các bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản cực kỳ nguy hiểm. Cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi chó bị ho cũi chó không có biểu hiện gì khác ngoài những cơn ho dài dăng dẳng. Một số khác thì bỏ ăn, cơ thể lờ đờ, uể oải. Nếu chó liên tục bỏ ăn trong vòng 24 tiếng, hãy đưa thú cưng đến bác sĩ thú y để khám bởi chúng có thể ngất do mất sức bất cứ lúc nào đấy!

Bệnh ho cũi chó sẽ diễn tiến cực nhanh và nghiêm trọng trong vòng 2-10 ngày kể từ khi chó bị phơi nhiễm. Nếu không có biến chứng, chó sẽ khỏi bệnh trong vòng 10 ngày và 14-20 ngày đối với những chú chó có nhiều tác nhân gây bệnh. Chó bị ho cũi chó sau khi lành bệnh sẽ xuất hiện kháng thể chống lại bệnh tự nhiên nên không còn khả năng phơi nhiễm nữa. Tuy nhiên, chó vẫn có thể bị ho và có các triệu chứng tương tự nếu như bị nhiễm tác nhân gây bệnh khác.

Chó bị ho do viêm phổi 


Hậu quả của bệnh viêm phổi vô cùng nghiêm trọng

Bệnh viêm phổi là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn, virus, nấm,…gây ra. Những chú chó có hệ miễn dịch kém có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn những chú chó khỏe mạnh. Biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh viêm phổi là ho khan, ho có đờm, chó gặp khó khăn khi hô hấp. Ngoài ra, cún cưng còn có thể bị sốt cao, nôn và liên tục chảy dịch ở mắt và mũi.

So với các căn bệnh phổ biến nêu trên, bệnh viêm phổi có triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều lần. Khi mắc bệnh này, chó luôn cảm thấy khó khăn trong việc hít thở bình thường. Vì vậy, chủ nuôi nên chú ý quan sát và có sự can thiệp y tế kịp thời từ các bác sĩ để bệnh không diễn tiến nghiêm trọng hơn. 

Chó bị ho do giãn phế nang

Chó bị ho
Bệnh giãn phế nang khiến chó ho liên tục và suy hô hấp

Mặc dù là căn bệnh hiếm thấy ở loài chó nhưng không thể loại trừ khả năng chó bị ho do mắc bệnh giãn phế nang. Dấu hiệu thường thấy của bệnh này là những cơn ho liên tục kèm theo khó thở, suy hô hấp. Bạn có thể đưa cún cưng đến cơ sở y tế kiểm tra và chụp X quang để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ đó nhận tư vấn và lộ trình điều trị từ bác sĩ. 

Chó bị ho do bệnh do cầu khuẩn 

Cầu khuẩn trong nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó bị ho thường thấy. Không chỉ là những cơn ho dai dẳng, cầu khuẩn còn khiến cún cưng bị mất nước, chảy nước mắt và mũi liên tục, sốt nhẹ, đồng thời cơ thể nhanh chóng bị suy kiệt. Các ấu trùng xâm nhập vào cơ thể, hút mòn chất dinh dưỡng và sức sống của cún yêu nên các bé cún bị nhiễm cầu khuẩn thường hốc hác, lờ đờ và mệt mỏi. 

Giai đoạn 8- 12 tuần tuổi là khoảng thời gian sức khoẻ của cún con yếu ớt nhất, sức đề kháng còn kém. Vì thế, nếu cún con bị nhiễm cầu khuẩn trong giai đoạn này, nguy cơ tử vong cực kỳ cao nếu như không có những biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. 

Bên cạnh các bệnh trạng nêu trên, chó bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác như cảm cúm, bệnh giun tim và một số loại bệnh ung thư.

Phân loại các kiểu chó bị ho


Xác định kiểu ho giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn

Có nhiều loại ho khác nhau như ho khan, ho có đờm… Mỗi kiểu ho biểu hiện cho những nguyên nhân khác nhau. Việc xác định kiểu ho và cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ thú y giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. 

Chó bị ho khan

Ho khan là những cơn ho xảy ra khi đường thở bị kích thích, co thắt lại hoặc mắc bệnh ho cũi. Ho khan không có dịch, tiếng ho giống như tiếng rít của loài ngỗng.

Chó thường bị ho khan do sự thay đổi đột ngột về thời tiết, điều kiện môi trường sống hoặc khẩu phần ăn uống. Điều đáng mừng đối với bạn nếu bé nhà bị ho khan là kiểu ho này không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, cún cưng sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và bệnh có nguy cơ biến chứng nặng hơn. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy chú ý quan sát khi chó bắt đầu ho khan nhé!

Chó bị ho có đờm 

Ho có đờm hay còn gọi là ho ướt, thường xảy ra ở những chú chó mắc bệnh viêm phổi. Do đó, chúng thường ho để loại bỏ dịch nhầy và các chất khác ra khỏi đường hô hấp.

Chó bị ho và sổ mũi

Những cơn ho kéo dài khiến nhiều chú chó bị sổ mũi, hắt hơi. Khi đó, có thể cún cưng của bạn đã mắc bệnh cảm cúm. Mặc dù bệnh cảm cúm có thể tự khỏi, tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan mà hãy sử dụng các biện pháp hỗ trợ để cún cưng mau chóng hồi phục nhé!

Cho bị ho khạc ra máu 

Chó bị ho khạc ra máu kèm theo dịch nhầy có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm, cho thấy bên trong cơ thể cún cưng đang chịu tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đưa cún yêu đến bệnh viện thú y để được thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chó bị ho cấp tính và ho mãn tính

Cần phân biệt hai loại ho này để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời định hướng cách giải quyết phù hợp. Ho cấp tính xảy ra đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn, có thể là phản xạ tự nhiên với các kích thích từ môi trường. Còn ho mãn tính thì lặp đi lặp lại trong thời gian dài, không thể chữa trị dứt điểm. Điều chủ nuôi có thể làm để cún cưng được khoẻ mạnh, vui vẻ nếu bị ho mãn tính là hạn chế các yếu tố gây ho cho chó. 

Cách chữa trị cho chó bị ho hiệu quả

Đa số các nguyên nhân gây ho ở chó đều có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quá trình chữa trị nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, hãy đưa cún cưng đi khám ở bệnh viện thú y ngay từ sớm để xác định nguyên nhân chính xác và cách điều trị phù hợp.

Cách ly chó bị ho


Cách ly chó bị ho với trẻ em và những vật nuôi khác trong nhà

Trước tiên, cần cách ly chó bị ho với những vật nuôi khác trong gia đình. Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị ho, trong đó, phổ biến nhất là do các loại vi khuẩn và virus. Chúng cực kỳ dễ lây lan trong không khí, thông qua mỗi lần chó ho. Vì thế, nếu chó nhà bạn có dấu hiệu ho, điều đầu tiên bạn cần phải làm chính là cách ly chú chó bị bệnh khỏi những con chó khác nếu có. 

Cần lưu ý không cho trẻ em tiếp xúc với chó bị bệnh nhé! Mặc dù nguy cơ vi khuẩn từ chó lây nhiễm qua người không cao nhưng bạn vẫn nên cẩn thận vì trẻ em có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém hơn người lớn. 

Ngoài ra, bạn cũng không nên dắt chó mắc bệnh ho đi dạo bởi vì không khí ngoài đường chứa nhiều bụi bẩn gấp chục lần không khí trong nhà. Đặc biệt là chó có thể ho nhiều hơn khi vận động mạnh. 

Đưa chó bị ho đi khám bệnh kịp thời

Nếu như chó bị ho mãi không khỏi, tốt nhất là bạn nên đưa cún cưng đến cơ sở thú y để kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Các cơ sở thú y có đầy đủ các dụng cụ hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ kiến thức chuyên môn cao sẽ giúp cún cưng của bạn sẽ được xác định tình trạng ho cũng như nguyên nhân ho một cách chính xác. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể tư vấn thuốc thang và hướng điều trị hiệu quả cho chó của bạn, hướng dẫn bạn chăm sóc cún bị ho để chúng sớm hồi phục về thể trạng tốt nhất.

Nhiệm vụ quan trọng mà bạn cần làm để phối hợp với bác sĩ là quan sát kỹ lưỡng và mô tả chi tiết các biểu hiện mà cún cưng gặp phải. Đồng thời cung cấp các thông tin thiết yếu như độ tuổi, môi trường sống và chế độ ăn của cún cưng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất!

Cho chó bị ho uống thuốc kháng sinh nếu cần thiết

Chó bị ho
Cho chó uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, bạn hãy cho chó uống như liều lượng được chỉ định để chúng mau chóng hồi phục. 

Tuy nhiên, nếu bác sĩ không kê toa thuốc thì bạn cũng không được tự ý mua thuốc cho chó uống nhé! Bởi vì không phải trường hợp nào chó bị ho cũng cần dùng thuốc kháng sinh. Điều này là do thuốc kháng sinh vô dụng với một số nguyên nhân khiến chó ho như căn bệnh truyền nhiễm do virus. Để những cơn ho thuyên giảm, chó phải tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của chó cần phải tự phát sinh kháng thể để chống chọi và tiêu diệt ổ nhiễm trùng. 

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không được cho chó bị ho uống thuốc ho của người bởi vì cơ chế sinh học cơ thể của hai giống loài khác nhau. Nếu chó dùng các sản phẩm của người, có khả năng cao chúng sẽ phải chịu tác dụng phụ và nhiều di chứng nguy hiểm khác.

Bạn có thể tham khảo một số đơn thuốc phổ biến được dùng để chữa trị những chú chó bị ho bình thường hay ho khạc như sau:

  • Bromhexine: Đây là thuốc giảm ho có công dụng hạn chế dịch nhầy tiết ra trong cổ họng của chó, ngăn chặn tình trạng giãn phế quản. Bromhexine cũng thường được dùng để điều trị cho chó bị hen suyễn hay dị ứng thời tiết. Loại thuốc này được tiêm theo số kg của chó. Theo hướng dẫn sử dụng, cứ 10kg thì tiêm 1ml thuốc, tiêm liên tục vào bắp thịt từ 3 đến 5 ngày thì những cơn ho sẽ thuyên giảm. Thuốc cần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng mặt trời.
  • Dexamethasone: Đây là loại thuốc được sử dụng cùng với thuốc kháng sinh. Cách sử dụng cũng giống như thuốc Bromhexine, tiêm vào bắp thịt, cứ 10 kg thì tiêm 1ml thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì những chú chó đang mang thai hoặc cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc này. Nếu muốn sử dụng Dexamethasone cho chó, cần được bác sĩ đồng ý và hướng dẫn trước khi sử dụng.

Hai loại thuốc trên đây đều dùng bằng cách tiêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa trị bệnh ho chó chó bằng 4 loại thuốc sau. Mỗi lần uống đều nghiền nát thuốc ra rồi cho chó uống nhé!

  • Doxycyclin: Đây là thuốc kháng sinh, mỗi lần uống 5 viên.
  • Ambron: Mỗi lần cho chó uống 5 viên. Thuốc dùng để chữa trị triệu chứng ho khạc kéo dài ở chó, ngoài ra chó mắc bệnh viêm xoang hay viêm thanh quản cũng có thể dùng loại thuốc này.
  • Theophylin: Mỗi lần cho chó uống 2,5 viên

Cho chó bị ho xông hơi nước 


Xông hơi giúp chó giảm ho, tiêu chất nhầy trong cơ thể

Xông hơi là một trong những cách giảm triệu chứng ho hiệu quả cho chó. Cũng giống như quá trình điều trị các bệnh hô hấp ở người, xông mũi giúp làm ẩm mũi và làm sạch bụi bẩn, chất nhầy trong ngực của chó. Do đó, cún yêu có thể thở dễ dàng hơn, những cơn ho cũng vì thế mà thuyên giảm.

Cách thực hiện như sau, đầu tiên đóng kín cửa sổ và cửa ra vào phòng tắm và mở sẵn vòi nước nóng trong vài phút đến khi nhiệt độ trong căn phòng tăng lên và bốc hơi nước. Sau đó, bạn hãy cho cún cưng xông hơi trong làn hơi nước từ 5-10 phút. Tuy nhiên, đừng cho chó xông hơi ở trong phòng tắm một mình vì chúng có thể tiếp xúc với nước nóng và bị bỏng đấy! Sau khi phun khí dung, bạn có thể chơi đùa cùng chó để chúng được vận động nhẹ nhàng. Điều này giúp thúc đẩy quá trình long đờm ở cổ họng của chó nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Cho chó bị ho nghỉ ngơi

Vận động mạnh, cảm xúc thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân khiến chó bị ho nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn nên hạn chế cho chó tham gia vào các hoạt động vui chơi có cường độ cao. Tuyệt đối không nên dắt chó đi dạo, đặc biệt là trong thời tiết lạnh nhé! Bởi đường thở của chó có thể bị kích ứng và những cơn ho sẽ biến chứng nguy hiểm hơn.

Việc ho liên tục, ho dai dẳng trong thời gian dài khiến chó bị đau rát cổ họng, chán ăn, đôi khi còn nôn mửa sau khi ăn uống. Chúng cũng khó ngủ tròn giấc hơn nên luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vì vậy bạn cần cung cấp cho chó một không gian sống riêng tư để  thư giãn và nghỉ ngơi. Việc giữ tinh thần thoải mái, tích cực cực kỳ có hiệu quả cho việc điều trị đấy!

Uống thuốc ho

Chó bị ho
Thuốc ho giúp giảm triệu chứng ho ở chó

Ho là một phản xạ quan trọng giúp quá trình đào thải chất nhầy ra ngoài cơ thể và làm sạch phổi diễn ra thuận lợi. Vì thế, không hẳn phải ngăn chặn những cơn ho của chó ngay lập tức vì khi đó, chất nhầy sẽ không thể bị tống ra khỏi cơ thể mà đọng lại trong phổi, làm cản trở quá trình hô hấp của cún cưng. Tuy nhiên, nếu cún cưng ho quá nhiều và liên tục, đến mức bị nôn mửa và bỏ ăn thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm ho cho chó. 

Hiện nay, siro ho Robitussin DM dành cho trẻ em là loại thuốc ho thích hợp cho chó và được nhiều người tin dùng. Theo hướng dẫn, mỗi 9 kg thì cho chó uống 1 thìa cà phê siro ho cho. Ví dụ, chú chó 18kg nên uống 2 thìa cà phê siro ho. 

Cần lưu ý rằng không bao giờ cho chó uống thuốc ho dành cho người mà không nhận được sự đồng ý từ bác sĩ thú y. Đồng thời nên tìm hiểu cách dùng trước khi cho chó dùng thuốc vì nếu không đúng liều lượng, thuốc sẽ không phát huy tác dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên xem bảng thành phần vì có thể một số thành phần hoạt chất trong thuốc không tương thích với cơ thể của cún cưng, gây ra các tác dụng phụ và di chứng nghiêm trọng khi chó uống vào cơ thể. 

Làm dịu kích ứng khi chó bị ho

Bên cạnh thuốc ho, thuốc kháng sinh, chó bị ho cũng có thể sử dụng liệu pháp tự nhiên để làm dịu kích ứng. Bạn có thể trộn hỗn hợp gồm 1 thìa cà phê nước cốt chanh hòa với nước ấm cùng với 1 thìa canh mật ong rồi cho chó uống. Mỗi tiếng dùng một lần, đều đặn cho đến khi cơn ho thưa dần đi. 

Lưu ý rằng, những chú chó có bệnh tiểu đường không thể sử dụng phương pháp này vì mật ong sẽ gây hại cho chó.

Nâng cao hệ miễn dịch cho chó bị ho


Bổ sung vitamin cho chó để nâng cao sức đề kháng

Cho chó uống vitamin C nghiền hòa tan trong nước, bổ sung thêm các loại thực vật giàu vitamin như bạc hà cay, vỏ cây quả mọng, cây thảo mộc yerba santa hoặc mật ong tươi để nâng cao sức đề kháng cho cún cưng. Những liệu pháp này mặc dù chưa được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học, nhưng đã được ông bà ta áp dụng từ xưa đến nay và thật sự hiệu quả.

Cách phòng bệnh chó bị ho 

Ho cũi chó là bệnh lý lây nhiễm nhanh, do đó để tránh cho Cún không bị lây nhiễm thì cách tốt nhất là không cho tiếp xúc với chó bị bệnh và hạn chế với những chú chó lạ. Bên cạnh đó, tiêm vac-xin để phòng bệnh cho Cún là đều cần thiết, vac-xin phòng bệnh ho cũi chó có thể được tiêm khi chó được 3 tuần tuổi, sau đó cần tiêm nhắc lại hàng năm. 

Vi khuẩn và virus gây ra bệnh ho cho chó rất nhiều. Bất kỳ lúc nào, ở đâu, chó cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh, gây ra triệu chứng ho dai dẳng. Vì thế, hãy phòng bệnh cho chó từ sớm bằng cách cho chó đi tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Chẳng hạn, mũi tiêm vắc-xin phòng bệnh ho cũi chó được tiêm cho những bé cún 3 tuần tuổi. Mỗi năm, cún được tiêm lại một lần để tăng khả năng kháng bệnh cho cơ thể.  

Đây là việc đầu tiên và cần thiết nhất mà bạn cần phải làm khi quyết định nhận nuôi thú cưng. Bởi vắc-xin giúp hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng tự nhận biết và sinh ra kháng thể để tiêu diệt các loại virus gây hại xâm nhập, giúp cún cưng mau chóng lành bệnh. 

Không ai muốn người bạn đời của mình bị mắc bệnh dù căn bệnh đó lớn hay nhỏ. Tất cả những gì bạn có thể chủ động làm để đảm bảo cún cưng luôn khỏe mạnh là tiêm ngừa và trang bị kiến thức cần thiết. Để định hướng điều trị cho chúng khi tình huống xấu nhất xảy ra.

Những lưu ý khi chăm sóc chó bị ho

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng

Chó bị ho
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho chó khoẻ mạnh

Chó bị ho thường đau rát cổ họng, dẫn đến chán ăn, mệt mỏi. Vì thế, bạn cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cún cưng phát triển hệ miễn dịch tự nhiên một cách tốt nhất. 

Chẳng hạn, bạn có thể thấy những chú chó vô chủ, lang thang ngoài đường có nguy cơ mắc bệnh ho cũi rất cao bởi chúng không được chăm sóc, ăn uống đầy đủ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ, bạn cũng nên cung cấp cho chó lượng nước sạch cần thiết. Đồng thời bổ sung cho chó thêm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Mỗi ngày chia nhỏ các bữa ăn ra thành 4 – 5 bữa/ngày để tránh cún yêu bị chán ăn.

Giữ ấm cơ thể

Các bệnh đường hô hấp thường diễn tiến nặng hơn trong thời tiết giá lạnh. Vì vậy, bạn nên chăm sóc cún cưng trong nhà, giữ ấm cho thú cưng và mặc quần áo ấm đầy đủ cho chúng nếu cần thiết để cơ thể các em luôn ấm áp nhé!

Giữ vệ sinh không gian sống

Như đã nói ở trên, luôn giữ ấm cho chó để tránh chó bị ho nặng hơn. Vì thế, khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho chó, bạn nên sử dụng nước ấm và hạn chế để nước tiếp xúc vào phần mũi của chúng. Việc giữ cơ thể sạch sẽ, không gian sống gọn gàng, thoáng mát sẽ giúp chó cảm thấy thoải mái hơn. Tâm lý ổn định thì quá trình điều trị bệnh cũng hiệu quả hơn đúng không nào?

Mặc dù, chó bị ho không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng bạn vẫn không nên chủ quan khi triệu chứng này xuất hiện dai dẳng. Ngay khi những cơn ho xuất hiện, hãy cẩn trọng quan sát để phán đoán nguyên nhân và đưa chúng đến cơ sở thú y để được hỗ trợ điều trị kịp thời nhé! Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc cún cưng của mình tốt hơn! 

Xem thêm >>> KYAN – Sữa bột cho mèo 110gr
Xem thêm >>> Đĩa bay đồ chơi cho cún cưng vừa chơi vừa huấn luyện

Thông tin liên hệ

Website: Sen And Pet
Fanpage: Sen And Pet
Hotline: 0372382048
Email: senandpet22@gmail.com

Thông tin liên hệ


: senandpet
:
:
:
: