Đặt banner 324 x 100

Hướng dẫn thi công nhà lá đúng kỹ thuật


Thi công Mái Lá Buôn Ma Thuột là một nét văn hóa nơi có nhiều lá dừa, lá cọ là thành phần chính tạo dựng lên ngôi nhà. Không chỉ ở miền tây sông nước mà các ngôi nhà ở phía Bắc, Tây Bắc cũng có chung một phong cách làm nhà giống người miền Tây.

Ngày nay nhà lá được làm nhiều hơn trước đây không với mục đích để ở mà để là nơi thu hút khách hàng như resort, quán cà phê, khu nghỉ dưỡng,…Hãy cùng chúng tôi ctìm hiểu ở  bài viết sau đây nhé.
 

Các loại lá được sử dụng để làm nhà hiện nay

Không phải lá nào cũng có thể làm nhà lá được, hiện nay có 2 loại lá chính thường dùng được sử dụng là lá cọ và lá dừa nước.

Đặc điểm của lá cọ

Cây cọ là loại cây rễ chùm thích hợp trồng ở những nơi có nước, bùn, thích hợp nhất là đất giàu bùn pha cát, ưa khí hậu nóng ẩm, thoáng khí không chịu rét là chịu hạn tốt. Cây cọ nếu trồng ở vùng đất đồi, đất cằn cỗi mỗi năm chỉ ra 12 lá, tương ứng với mỗi tháng ra một lá. Cây cọ ngoài là cây làm cảnh, làm bóng mát là loại cây đặc trưng của miền quê, thường được trồng thành hàng dài đẹp trước sân nhà.
 

Lá của cây cọ dài, hình mác có rãnh râu nên rất thích hợp dùng để lợp mái, vách chắn mưa, nắng, gió. Thân cọ nếu già có thể làm cột nhà, máng nước, chõ đồ xôi, máng nước, thân cầu khỉ, cột điện,… Cuống cọ có thể làm lạt buộc, lồng gà, lồng chim, mành cọ, rọ lợn, rào dậu thay tre đan, rui me.

Hướng dẫn kỹ thuật lợp mái lá cọ

Bước 1: Lựa chọn lá và nguyên vật liệu

Nên chọn lá già, không bị sâu nhiều hay bị rách,, có màu xanh thẫm,... sẽ giúp ngôi nhà có tuổi thọ bền hơn. Ngoài ra, chuẩn bị thêm cột như tre, trúc.., lạt để buộc cố định, chắc chắn khung nhà.

Bước 2: Làm khung nhà

Khung nhà được dựng kiên cố từ cột tre và trúc. Tiếp đến lợp từ mái xuống và đến vách xung quanh.

Bước 3: Thực hiện

Trước khi lợp nhà phải đo ni tấc cẩn thận. Nếu lợp dày mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm. Lợp thưa 15cm. Khoảng này gọi là “li lá”. Lợp dày là “khít mắt”. Khi đã chọn được độ dày thưa mỗi li lá, người thợ dùng lòng bàn tay để làm “cây cỡ” nhằm đo khoảng cách các li lá để cho đều nhau. Bên dưới có chủ nhà hoặc thợ khác hướng dẫn điều chỉnh độ dày thưa sao cho đẹp mắt.

Lá dừa nước dùng làm nhà lá

Lá dừa nước là loại lá mọc rất nhiều ở miền tây Nam Bộ, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở khắp Nam Bộ

Các bước lợp nhà bằng lá dừa nước đúng kỹ thuật

Bước 1: Chọn nguyên liệu

Lá dừa là nguyên liệu chính làm vì vậy chọn lá dừa là việc quan trọng nhất. Tàu lá dừa không quá già hoặc quá non, vừa độ chín tới là tốt nhất, lá phải không bị sâu bọ và còn đủ độ xanh của lá. Lá màu làm xanh thẫm càng tốt, chất lượng lá tốt giúp ngôi nhà bền và có tuổi thọ cao hơn. Ngoài lá dừa cần chuẩn bị các vật liệu làm cột và khung dựng vách nhà như tre, trúc, lạt để buộc cố định.

Bước 2: Chằm lá dừa nước

Kỹ thuật chằm lá dừa nước

Chằm lá dừa nước là bước quan trọng giúp ngôi nhà lá tăng tuổi thọ, sau khi lá dừa đã được hái về và lựa chọn cẩn thận sẽ được tách đôi sau đó phơi khô. Phân loại các lá dừa cùng nằm trong một khoảng kích thước với nhau, loại lá dừa nhỏ (lá xé) được chặt thành nhiều mảnh làm cọng đem đi phơi.

Dùng dây lạt để chằm lá dừa nước

Các lá dừa được rọc sống lưng của bẹ lá, sau đó dùng lạt buộc lại, kẹp vào trục của một thanh trụ tròn sau đó được đan lại thành từng mảng lớn. Tấm lá dừa nước tiêu chuẩn có độ dài khoảng 1m.

 Bước 3: Tiến hành thực hiện

Muốn mái lợp chắc chắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện cần tính toán bằng cách dùng thước tam giác đều cạnh dài 41.5cm để tính độ phơi (hứng nắng) trung bình của mái cộng thêm 0.5cm. Tính độ phơi nắng của mái giúp khi mưa mái không phải chịu áp lực quá lớn khi nước mưa dội xuống làm mái lá nhanh hư hỏng, tính độ phơi sáng để ánh nắng lọt vào nhà đủ để khô ráo căn nhà.
 

Li lá là khoảng cách giữa mỗi tấm lá đôi nên cách nhau 10cm, lá đơn 8cm, nếu muốn mái lá thư thì 15cm. Lợp khíp các tấm lá với nhau gọi là khít mắt, nếu lợp quá khít nhà không có độ thông thoáng dễ gây ẩm ướt và tối, mái thưa quá thông thoáng sẽ nhanh bị mục nát.

Sau khi đã lợp xong mái ta cần làm kín mái bằng cách giáp 2 mí gần nhau của mái lại trên cây đòn dông, dùng lá dừa nước hoặc mái ngói. Sau đó ta cần dùng tấm vỉ tre dằn lên mái để khi mưa, gió mái không bị tốc. Tiếp theo để phần mái thêm chắc chắn dùng tre hoặc trúc làm khung sườn dựng vách buộc chặt các vách lá vào bộ khung vách.

Tiếp theo ta dựng vách hai bên đầu xông, dùng tre chống từ phần dưới đất lên, lấu lá dừa đan kín phần tre để nhìn bắt mắt và thẩm mỹ hơn. Cần đảm bảo độ dày của lá cần tối thiểu là 20cm để ánh nắng không chiếu quá mạnh vào nhà, nước cũng không thể dột vào nhà.

Để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn cần buộc mái dưới của nhà cũng như trên nóc những phần gồ ghề lại thật kỹ. Vừa làm ngôi nhà thêm phần chắc chắn lại che các khuyết điểm của ngôi nhà giúp ngôi nhà thêm phần đẹp hơn.

Ưu điểm của nhà lá

Do được làm từ lá dừa tươi mát, vật liệu từ thiên nhiên tạo cho không gian độ mát mẻ, thông thoáng. Tất cả các vật liệu của ngôi nhà đều từ thiên nhiên, có thể tìm kiếm trong không gian sống hàng này. Những nơi nắng nóng, có nhiệt độ cao khi ở trong ngôi nhà mái lá thì rất tuyệt vời, không những vậy ngôi nhà lá đẹp sẽ giúp bạn sáng tạo hơn khi hòa vào thiên nhiên.