Đặt banner 324 x 100

Mẹ có nên cho trẻ ăn súp khi bị nôn trớ không?


Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đồng thời khiến cha mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc con. Vậy trẻ nôn trớ ăn súp được không?

SÚP CÓ TỐT CHO TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ KHÔNG?
Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị nôn trớ là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy trẻ nôn trớ ăn súp được không. Mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn súp trong thời gian trẻ đang mệt mỏi vì nôn trớ. Nôn trớ có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, việc cho con ăn súp sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.
Súp là thức ăn dạng lỏng, kết hợp giữa nhiều nguyên liệu dinh dưỡng như rau củ quả, thịt, trứng, cá.. Dùng súp là món ăn an toàn và bổ dưỡng giúp trẻ nôn trớ phục hồi sức khỏe. Tùy vào độ tuổi của bé mà mẹ có thể nấu súp mềm, miếng to hay nhỏ, xay nhuyễn hay để nguyên để con ăn uống dễ dàng hơn.
LƯU Ý KHI CHĂM BÉ BỊ NÔN TRỚ NHIỀU THẾ NÀO?
Để chăm sóc bé nôn trớ mau khỏe và phòng tránh tình trạng nôn trớ của con tái phát, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
  • Massage nhẹ nhàng quanh rốn trẻ để giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ, đồng thời tăng cường nhu động ruột để trẻ đi ngoài tốt hơn.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, bú đúng cách. Với các bé bú bình mẹ cần chú ý cầm bình sữa cho đúng để con không nuốt khí dư thừa vào dạ dày gây trào ngược.
  • Khi con đã ăn no, mẹ cần bế đứng trẻ 15-20 phút và kết hợp vỗ ợ hơi, không bế xốc trẻ hay vui đùa khi con vừa ăn xong.
  • Tăng cường men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ mỗi ngày là cách bảo vệ sức khỏe đường ruột của con hiệu quả, phòng tránh cách bệnh lý đường ruột hay gặp ở độ tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ với các món ăn phù hợp với độ tuổi, dễ tiêu hóa, có độ mềm thích hợp. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm khi con chưa đủ 6 tháng tuổi.
  • Chia nhỏ bữa ăn hay các cữ bú trong ngày, cho con ăn với lượng vừa đủ, không ép trẻ ăn quá no, quá mức.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ NÔN TRỚ MẸ CẦN BIẾT
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn từ dạ dày bị cơ hoành co bóp và đẩy lên trên ống thực quản, trào qua miệng. Hầu hết hiện tượng trẻ nôn trớ không nguy hiểm nhưng cũng có những trường hợp trẻ nôn trớ do bệnh lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ mẹ nên biết:
  • Do bị rối loạn thần kinh thực vật: Trẻ có hiện tượng nôn trớ do rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra trong vài ngày đầu sau sinh, khi trẻ bú mẹ hay dùng sữa công thức. Tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng kéo dài có thể gây sụt cân.
  • Do bệnh: Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ví dụ như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, bệnh tiêu hóa.. cũng có dấu hiệu trẻ bị nôn trớ.
  • Do dị tật bẩm sinh: Những dị tật bẩm sinh ở trẻ như hẹp phì đại môn, hẹp thực quản, hở eo thực quản.. cũng có biểu hiện nôn trớ.
  • Do ăn uống: Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, thức ăn quá cứng hay cho con ăn thức ăn không phù hợp, đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ.. sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, gây ứ đọng, đầy hơi và làm cho con bị nôn trớ nhiều. Một số bà mẹ có thói quen cho con ăn quá nhiều một bữa hoặc cho con bú sai cách khiến trẻ nuốt nhiều khí dư thừa làm bé bị nôn trớ nhiều.