Đặt banner 324 x 100

Đâu là đơn vị chuyên cung cấp gỗ nhập khẩu từ Lào?


     Các loại gỗ nhập khẩu từ Lào sang Việt Nam, gồm hương, gõ, thông, nghiến, tràm. Trong khi đó, các loại gỗ xẻ nhập khẩu chính gồm lim, bơ, giuỗi, gõ lau, căm xe, hương, cà te. Tất cả đều là những gỗ rừng tự nhiên có giá trị nhập khẩu lớn và đang có xu hướng tăng gần đây.

Tổng quan gỗ nhập khẩu từ Lào


     Kể từ năm 2016 trở về trước, nguồn gỗ nhập khẩu từ Lào đóng vai trò quan trọng đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Chỉ thị số 15/PM. Nhằm hạn chế xuất khẩu các gỗ nguyên liệu chưa qua chế biến của Thủ tướng chính phủ Lào có hiệu lực vào năm 2016, nguồn cung này đã giảm rất mạnh. Lượng nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ Lào vào Việt Nam đã chạm đáy trong giai đoạn 2017 – 2019 khi lượng gỗ tròn nhập khẩu giảm hơn 95%. Và lượng gỗ xẻ giảm đến gần 90% so với thời kỳ trước năm 2016.

     Tuy nhiên gỗ nhập khẩu từ Lào đang có dấu hiệu hồi phục kể từ năm 2018 đến nay. Theo lượng nhập nhóm gỗ xẻ có tốc độ tăng trung bình khoảng 50%/năm trong khi nhóm gỗ tròn chỉ tăng với tỉ lệ khá khiêm tốn. Từ đầu năm 2021, chính phủ Lào đã chính thức nới lỏng một phần lệnh hạn chế khi cho phép xuất khẩu gỗ xẻ, gỗ tấm. Điều này có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu gỗ xẻ từ Lào trong năm 2022.

Các loại gỗ nhập khẩu từ Lào sang Việt Nam

Nhập khẩu gỗ tròn từ Lào

     Trước đây nguồn cung gỗ tròn nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhóm các loài gỗ tự nhiên nhiệt đới như gõ, hương, căm xe. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, cơ cấu các loài gỗ tròn nhập khẩu đã có sự chuyển dịch rõ rệt sang nhóm các loài gỗ rừng trồng. Các loài có lượng nhập lớn bao gồm gỗ giá tỵ (teak), keo và thông. Riêng gỗ giá tỵ chiếm đến hơn 90% tổng lượng gỗ tròn Lào nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2021 hết 4 tháng đầu năm 2022.

     Gỗ tròn được nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam chủ yếu thông qua hai cửa khẩu La Lay (Quảng Trị) và Bờ Y (Kon Tum). Lượng gỗ được thông quan qua hai cửa khẩu này chiếm trên 76% tổng lượng gỗ tròn Lào nhập khẩu. Ngoài ra, các cửa khẩu dọc biên giới Việt – Lào như cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An), Lao Bảo (Quảng Trị) và Cầu Treo (Hà Tĩnh) cũng ghi nhận lượng gỗ tròn nhập khẩu đáng kể từ Lào.

Nhập khẩu gỗ xẻ từ Lào

     Trái ngược với gỗ tròn. Gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam chủ yếu bao gồm các loài gỗ rừng nhiệt đới quý. Ví dụ như hương, gõ, căm xe, bằng lăng, lim, pơ mu và giỏi. Trong đó, gỗ hương (padouk) và gõ lau (doussie) là hai loài gỗ được nhập khẩu nhiều nhất. Chiếm tới hơn 50% tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào trong năm 2021. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2022, gỗ gõ lau và căm xe (pyinkado) lại dẫn đầu về khối lượng nhập khẩu. Chiếm lần lượt 18,99% và 15,58% tổng lượng gỗ xẻ Việt Nam nhập khẩu từ nguồn này.

     Các cửa khẩu ở Quảng Trị (La Lay, Lao Bảo) và Hà Tĩnh (Cầu Treo) là các điểm thông quan chính của gỗ xẻ. Lượng nhập qua các cửa khẩu này chiếm đến gần 97%. Chiếm tổng lượng gỗ xẻ Việt Nam nhập khẩu từ Lào trong 4 tháng đầu năm 2022.
Phân biệt gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ
Gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ cùng thuộc chi Quercus nằm trong họ Fagaceae. Theo thống kê có hơn 400 loài gỗ sồi khác nhau thuộc chi Quercus, nhưng hai loài gỗ thông dụng nhất trên thị trường hiện nay là Quercus Alba (gỗ sồi trắng) và Quercus Rubra (gỗ sồi đỏ).

Giới thiệu về gỗ sồi trắng
Gỗ sồi trắng có tên tiếng anh là White Oak. Gỗ sồi trắng có khối lượng trung bình 769kg/m3, độ cứng 6049N. Dát gỗ có màu nhạt,  tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Gỗ sồi trắng cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình. Gỗ có độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ sồi trắng đa số có vân gỗ thẳng với các tia gỗ dài hơn sồi đỏ. Tâm gỗ sồi trắng có khả năng kháng sâu mọt tấn công do có hàm lượng tannin cao.

Gỗ sồi trắng có cấu trúc tế bào “dạng chai”, gắn kết chặt chẽ nên không cho nước thấm qua. Chính vì đặc tính này nên ngoài việc được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất (tủ, bàn, ghế, giường,…), gỗ sồi trắng còn được sử dụng để làm thùng đựng rượu, đóng thuyền và dùng cho các dự án ngoài trời.