Đặt banner 324 x 100

Phải làm sao chăm sóc trẻ ăn là nôn hiệu quả?


Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nôn trớ là vấn đề tiêu hóa rất phổ biến. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ nhỏ và là nguyên nhân lớn gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ ăn là nôn?

GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĂN LÀ NÔN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Trong trường hợp bé bị nôn trớ nhiều, nôn với lượng lớn thức ăn hoặc sữa, mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:
  • Ngay lập tức cho bé nằm nghiêng về một phía để chất nôn không tràn vào phổi.
  • Đợi trẻ nôn xong, mẹ không tiếp tục cho con ăn ngay mà cần vệ sinh mũi miệng, thay quần áo cho con để hạn chế mùi khó chịu từ dịch nôn.
  • Bế trẻ và vuốt nhẹ ở lưng hoặc ngực để con quên đi cảm giác sợ hãi sau khi nôn trớ.
  • Nhẹ nhàng, không lớn tiếng khiến cho trẻ sợ hãi, trấn an trẻ.
  • Cơ thể trẻ sẽ mất một lượng nước lớn sau khi nôn, mẹ có thể tăng cường nước cho con với nước lọc đun sôi để nguội, nước hoa quả..
  • Sau khi tình trạng nôn trớ thuyên giảm, mẹ có thể cho con ăn uống, bú sữa bình thường. Chú ý để bé bú với tư thế đúng, đầu cao hơn dạ dày.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ ĂN LÀ NÔN DO ĐÂU MẸ CÓ BIẾT KHÔNG?
Trẻ ăn vào là nôn có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Tìm hiểu và biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ giúp bố mẹ có cách xử lý sớm thích hợp.
Nguyên nhân do trẻ mắc bệnh
  • Những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gồm viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, bệnh thần kinh, não.. có thể kèm theo biểu hiện sốt, ho, chảy mũi. Mệt mỏi kéo dài khiến trẻ chán ăn, biếng ăn và ăn hay bị nôn.
  • Trẻ mắc các bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột cũng có biểu hiện nôn trớ, kèm theo các cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, bụng căng trướng..
  • Thực phẩm không được vệ sinh kỹ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến, gây ngộ độc thức ăn cũng có dấu hiệu trẻ ăn vào là nôn.
Cách cho trẻ ăn uống và chăm sóc trẻ chưa đúng
  • Cho con ăn quá nhiều, uống nhiều sữa, ép trẻ ăn quá no khiến cho con bị nôn ngay sau ăn.
  • Bé bú không đúng tư thế, cách cầm bình sữa của mẹ không đúng khiến trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ sau ăn.
  • Trẻ vừa ăn no đã được đặt nằm ngay, bố mẹ quấn tã quá chặt làm cho con bị nôn trớ do phần bụng bị ép.
CÁCH HẠN CHẾ NGUY CƠ KHIẾN CHO TRẺ ĂN BỊ NÔN
Biểu hiện bị nôn trớ sau ăn ở trẻ thường xuất hiện sớm, chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn vừa ăn. Trẻ có thể sinh hoạt bình thường sau đó mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Để hạn chế nguy cơ trẻ ăn bị nôn, bố mẹ hãy điều chỉnh cách cho con ăn và chăm sóc trẻ như sau:
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, ăn quá nhanh làm cho con sợ mỗi khi nhìn thấy thức ăn.
  • Khi cho trẻ thử một loại thức ăn mới, nên cho bé ăn từ ít tới nhiều, nấu từ lỏng tới đặc.
  • Tránh cho trẻ ăn quá nhiều một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày để con hấp thu dễ dàng.
  • Với những trẻ bú mẹ, mẹ hãy bế đứng con từ 10-15 phút mới đặt bé nằm, kết hợp vỗ ợ hơi để tống khí dư thừa ra khỏi dạ dày.
  • Khi cho con bú bình, mẹ lưu ý đổ sữa ngập phần núm vú bình sữa để tránh cho trẻ nuốt nhiều không khí.
  • Sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ giảm nôn trớ nếu con đang mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Dùng men vi sinh thường xuyên cũng là cách bảo vệ đường ruột của trẻ khỏi các bệnh hay gặp phải.