Đặt banner 324 x 100

XNK tiểu ngạch và chính ngạch là gì?


Tiểu ngạch là gì?

Theo từ điển Hán - Việt: tiểu là nhỏ; ngạch là đường. Như vậy, tiểu ngạch là đường nhỏ, lối đi nhỏ. Ý nghĩa của tiểu ngạch chính là việc lưu thông hàng hóa qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới đường bộ tiếp giáp giữa 2 nước.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là việc trao đổi, mua bán hàng hoá của dân cư biên giới giữa 2 nước có chung đường biên giới đường bộ. Hình thức xuất nhập khẩu này phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh và buôn bán giao thương của các tỉnh, thành phố biên giới.

Việt Nam tiếp giáp đường bộ với 3 nước láng nghiềng là Trung Quốc, Lào và Camphuchia.

Một số cửa khẩu đường bộ tiếp giáp với 3 nước:

Cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc: Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai.

Cửa khẩu tiếp giáp với Lào: Lao Bảo (Quảng Trị), Nậm Cấn (Nghệ An), Bờ Y (Kon-Tum).

Cửa khẩu tiếp giáp với Camphuchia: Mộc Bài (Tây Ninh), Thường Phước (Đồng Tháp), Hoa Lư (Bình Phước), Vĩnh Xương (An Giang).

tiểu ngạch là gì

Ưu điểm của xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì

  • Thủ tục khi làm xuất nhập khẩu đơn giản, hầu hết là không mất phí chứng từ thủ tục.
  • Mặt hàng xuất nhập khẩu cũng không bị giới hạn.
  • Chi phí vận chuyển tiết kiệm hơn xuất nhập khẩu chính ngạch
  • Hàng hoá không phải kê khai, không đóng thuế xuất nhập khẩu nên tiều thương sẽ có lợi nhưng nhà nước sẽ thất thu một khoản lớn về thuế. Một số trường hợp thuế phải nộp ít hơn so với hàng đi chính ngạch.

Nhược điểm của xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì

  • Các giao dịch diễn ra không ổn định và phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của các quốc gia.
  • Hàng hoá vận chuyển thì phục thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng tại biên giới rất nhiều.
  • Giá trị giao dịch mang tính chất nhỏ lẻ thời vụ không thích hợp với số lượng lớn.
  • Hoá đơn đầu vào có thể không được cung cấp dễ dẫn tới hạn chế khách hàng.
  • Nếu kiểm soát không chặt chẽ thì dễ xảy ra tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép vì thế đây là hình thức tiểu thương rất dễ lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm nộp thuế của mình
  • Hải quan có thể thu hàng hoá dẫn tới tình trạng mất trắng hàng hoá.

cửa khẩu Tân Thanh

Thủ tục xuất nhập khẩu tiểu ngạch

  • Tờ khai hàng hoá (HQ7A, HQ7B) số lượng 2 tờ
  • Giấy chứng minh là cư dân biên giới
  • Giấy phép kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do uỷ ban nhân dân tỉnh cấp

Chính ngạch là gì?

Cũng theo từ điển Hán - Việt. Chính là chính thức, chính quy. Ngạch là đường đi. Chính ngạch là đường đi chính thức, được nhà nước công bố và bảo hiểm.

Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức mua bán hàng hoá, giao dịch hàng hoá thông qua biên giới các cửa khẩu với số lượng lớn giữa các thương nhân, doanh nhân, tổ chức. Với hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch cần phải có đầy đủ hợp đồng mua bán, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế.

Hàng hoá muốn xuất nhập khẩu phải được kiểm duyệt rất cẩn thận và kĩ lưỡng về các tiêu chuẩn khác nhau như: chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch,… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.

tiểu ngạch là gì

Ưu điểm xuất nhập khẩu chính ngạch

  • Hàng hoá khi nhập khẩu quyền lợi của các doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ
  • Hàng hoá được kiểm tra kê khai rất kĩ lưỡng vì vậy việc trốn thuế sẽ dẫn đến việc tịch thu hàng.
  • Doanh nghiệp cần có hoá đơn đầu vào để hợp thức hoá các giao dịch có thể xuất hoá đơn đầu ra cho khách hàng.
  • Khi nhập khẩu chính ngạch hồ sơ và giấy tờ pháp lý đầy đủ vì vậy sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp
  • Hàng hoá vận chuyển sẽ được đảm bảo tình trạng tốt hơn nguyên đai nguyên kiện và ít bị móp méo, tránh tình trạng thất lạc.

Nhược điểm của xuất nhập khẩu chính ngạch

  • Nhiều thủ tục, dẫn tới chi phí cao làm giá sản phẩm đội nên nhiều lần.
  • Chính sách hạn chế nên nhiều mặt hàng thuộc diện cấm xuất nhập khẩu
  • Tiền thuế doanh nghiệp nếu không thuộc diện ưu đãi thì thuế sẽ rất lớn
  • Nhân sự cần có chất lượng cao mới làm được hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch

Thủ tục nhập khẩu chính ngạch

Để làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch, người khai hải quan (doanh nghiệp) phải sử dụng phần mềm khai báo hải quan, có chữ ký số và bộ chứng từ khai báo hải quan như sau:

  • Hợp đồng hàng hoá (Sale Contact)
  • Hoá đơn thương mại (invoice)
  • Packing list
  • Bill of Lading
  • Tờ khai hải quan
  • LC (thư tín dụng)
  • Giấy chứng nhận hàng hoá
  • Hoá đơn liên quan vận chuyển
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch

Sau khi khai báo hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra trước khi thông qua từ nước ngoài vào nội địa Việt Nam.


Bạn vừa xem bài viết xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là gì. Bài viết này đã được tham vấn chuyên môn của Th.S Trần Quang Vũ, CEO Saigon Academy, người có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu.

Để tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống, bạn hãy tìm hiểu khóa học khai báo hải quan

Liên hệ đăng ký khóa học xuất nhập khẩu

Trung tâm Saigon Academy

Lầu 2, phòng số 42, Cơ quan Đại diện Bộ Tài chính tại TPHCM. Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM

Điện thoại bàn: 028.839326653

Di động, zalo: 0913.106015

Email: tranquangvu80@gmail.com

Giờ làm việc: 8h30 - 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6.