Đặt banner 324 x 100

Quy trình sản xuất rượu thảo dược​


Rượu có một vị thế quốc tế rất lớn, không biên giới và theo con người hàng ngàn năm qua, kể cả các bộ tộc trên núi cao hay trong rừng sâu cũng biết làm ra Rượu để lễ tế, hội họp, kết giao và hưởng thụ. Rượu dùng để tế lễ đất trời, thần linh, để cúng bái tổ tiên, để dùng trong những sự kiện quan trọng như cưới hỏi… Rượu dùng để làm quà cho biếu tặng và cũng là đồ sưu tầm quý giá. Uống rượu với một lượng vừa phải rất tốt cho sức khỏe, giảm stress, giảm đau, giảm căng thẳng, gây hưng phấn, thăng hoa niềm vui, gắn kết mọi người. Vậy mua rượu thảo dược ở Quận 11 ở đâu tốt hiện nay?

Quy trình sản xuất rượu thảo dược

Rượu là thứ để mọi người vui vẻ hơn, nồng nàn hơn, gần gũi nhau hơn. Rượu là phương tiện giao tiếp cho câu chuyện thêm nồng ấm đậm đà. Để có những mẻ rượu ngon thì cần phải có bí quyết và kinh nghiệm nhiều năm, cần đến 08 công đoạn trong quy trình sản xuất rượu ngâm thảo dược hảo hạn.

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu cực kỳ quan trọng để cho ra những mẻ rượu thơm ngon, đạt chuẩn truyền thống
• Rượu được làm từ gạo nếp thơm – Giống nếp thơm do chính tay Poker Tuấn chọn: Cây thấp, bông dài, hạt to, bóng, chắc, thơm, dẻo. Giống nếp thơm cũng đã được Bộ NN & PTNT công nhận là giống nếp quốc gia. Gạo nếp thơm là cái gốc để tạo ra những mẻ rượu thơm ngon đặc trưng.
• Men ta truyền thống do các nghệ nhân nấu rượu lâu đời tạo chọn, úp từ gạo và các vị thuốc bắc, đảm bảo cho ra những mẻ rượu thơm ngon, êm ái.

Bước 2: Nấu cơm rượu

Thóc nếp thơm được xay để bỏ phần trấu và vẫn giữ lại vần cám. Gạo nếp thơm được nấu như nấu cơm truyền thống của Việt Nam, làm sao để hạt cơm chín đều, không quá rắn hoặc không quá nát để vi sinh vật dễ lên men. Cơm ngon sẽ cho ra những mẻ rượu ngon hơn.

Bước 3: Trộn men

Chờ cơm rượu bớt nóng thì trộn men truyền thống đều lên hạt cơm và cho vào chum ủ.

Bước 4: Ủ men (nhiệt độ tốt nhất là 20-25oC)

• Giai đoạn 1: Là ủ khô – giai đoạn kỵ khí nên phải cho cơm đã trộn men vào chum, đậy kín để khoảng 3-4 ngày.
• Giai đoạn 2: Là ủ ướt – cứ 10kg gạo thì cho thêm 15 lít nước vào đậy kín 7-8 ngày trở lên để quá trình lên men được hoàn toàn. Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Bước 5: Chưng cất rượu

Đổ tất cả nước và cái vào nồi rồi nấu, nhiệt độ được giữ ổn định nên để tránh tình trạng trào bỗng ra ngoài khiến rượu bị khê, đục, không uống được. Cứ 10kg gạo cho ra khoảng 6-7 lít rượu 38-40% vol.

Bước 6: Hạ thổ rượu

Sau khi có được những mẻ rượu đạt chuẩn, cho vào chum sành và hạ thổ. Lưu ý nên mua chum sành Bát Tràng, loại chum được nung già, tráng men lớp ngoài và khi gõ có tiếng kêu vang sáng như chuông là chum chuẩn. Rượu sẽ được hạ thổ trong vườn, dưới tán cây xanh mát, có mái che để rượu có thể hấp thụ nguồn nhiệt địa, hấp thụ tinh khí của đất trời, cỏ cây hoa lá…
Rượu hạ thổ lâu sẽ làm giảm lượng andehyt, methanol, este, giảm một số độc tố có hại cho sức khỏe. Rượu được ngâm ủ từ 1 năm trở lên sẽ tự lão hóa, làm cho rượu cân bằng hơn, uống êm mượt hơn, không nhức đầu. Hoặc cho vào thùng gỗ sồi để trong kho/ hầm – Rượu được ngâm ủ theo phương pháp ủ rượu Whisky của Scotland, vương quốc Anh.

Bước 7: Khai thổ

Sau từ 01 năm hạ thổ, chúng sẽ khai thổ, lọc bỏ tạp chất, chuẩn lại nồng độ Athenol và đóng chai. Hiện nay có những loại rượu hạ thổ sau:
• Rượu nếp trắng là rượu nếp được hạ thổ và để nguyên.
• Rượu nếp cái là rượu hạ thổ được ủ với nếp cái chưa chưng cất.
• Rượu nếp cẩm là rượu hạ thổ được ủ với nếp cẩm chưa chưng cất.
• Rượu ngâm thảo dược là rượu được ngâm với đồ ngâm như Táo mèo, Ba kích, Sâm ngọc linh, Sâm cau, Đinh lăng, Chuối hột, Hà thủ ô, Long Nhãn, Tam Thất, Nhục Thung Dung.
• Rượu Long Nhãn là rượu hạ thổ, ngâm với Long Nhãn sấy khô. Đây là loại rượu đặc biệt, cao cấp mang hương sắc vùng miền, đặc sản của vùng đất Nhãn lồng Hưng Yên.
• Rượu ủ trong thùng gỗ sồi. Đây là loại rượu đặc biệt, cao cấp, mang một phong cách rất “Tây”.

Bước 8: Lưu kho và Bán

Lưu kho ở nhiệt độ ổn định, sử dụng/ bán ra thị trường.

Thông tin liên hệ


: aaaaaaaaaaaaa
:
:
:
: