Đặt banner 324 x 100

Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới


 


Bạn đang tìm hiểu khóa học xuất nhập khẩu?

Bạn không biết lộ trình học XNK như thế nào?

Bài viết sau sẽ định hướng giúp bạn vạch ra lộ trình học xuất nhập khẩu một cách bài bản dựa trên kinh nghiệm thực tế của những người đã thâm niên làm việc trong ngành.

Tại sao phải học?

Ai cũng biết mình cần phải học. Nhưng tại sao phải học? Mỗi người bắt đầu với một lượng kiến thức thực tế hữu hạn. Khi học tập, bạn trở nên có giá trị hơn.

Bạn càng học nhiều thì càng gặt hái được nhiều kết quả. Suốt cuộc đời, bạn sẽ có thêm:

  • Nhiều kinh nghiệm.
  • Đọc nhiều hơn và
  • Nâng cao các kỹ năng, kiến thức.

Đồng thời, phần thưởng bạn nhận được trong cuộc sống cũng tăng lên. Khi bạn càng tiến xa trên bước đường đời cùng những thành công nằm trong tầm tay.

lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới

Khi đó, thuyết nhân quả đang hiện hữu. Trong thành công, thuyết nhân quả được hiểu là:

  • Mỗi khi bạn học được và thực hành một điều gì đó mới mẻ, bạn đang tiến lên trên đường đời.
  • Khi bạn ngừng học và ngừng làm việc, bạn ngừng tiến lên.
  • Khi bạn tiếp tục học hỏi và áp dụng những gì học được, bạn lại tiến lên. Khi bạn học hỏi và làm việc nhiều hơn, bạn sẽ tiến nhanh hơn.

Tại sao phải học xuất nhập khẩu?

Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập từ năm 1986. Những năm sau đó, Việt Nam ban hành nhiều văn bản luật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương như

  • Luật Thương mại,
  • Luật Quản lý ngoại thương,
  • Luật Đầu tư,
  • Luật Doanh nghiệp,
  • Luật Hải quan…

Các văn bản luật này tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 700 tỷ USD, gấp 2,5 lần GDP Việt Nam, mức cao nhất từ trước đến nay.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 15%/năm, cao hơn mức tăng trưởng GDP 6 – 7%/năm.

lộ trình xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

Hiện nay, Việt Nam có hơn 66.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang thiếu hụt khoảng 180.000 người.

Làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đòi hỏi ứng viên phải:

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn, cùng với
  • Kỹ năng làm việc nhóm,
  • Trình độ ngoại ngữ,
  • Tin học.

Do vậy, học viên muốn làm việc trong lĩnh vực này thì phải lên kế hoạch, đặt ra lộ trình học xuất nhập khẩu một cách nghiêm túc và bài bản.

Điều đặc biệt cần lưu ý là các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi. Do đó, ứng viên cũng phải theo dõi để cập nhật thông tin, nếu không sẽ bị lạc hậu và tụt lại phía sau.

Kênh học tập hữu ích: Tổng cục Hải quan

Lộ trình học xuất nhập khẩu là bao lâu?

Thời gian học phụ thuộc vào nền tảng kiến thức của học viên.

Nếu học viên đã học và làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng… thì việc cập nhật, bổ sung kiến thức xuất nhập khẩu có phần dễ dàng và nhanh hơn so với học viên chưa có nền tảng kiến thức kinh tế.

Thời gian học phụ thuộc vào:

  • Khả năng tiếp thu kiến thức,
  • Mức độ cam kết và
  • Quyết tâm của học viên.

Hiện tại, một số trường Đại học có đào tạo xuất nhập khẩu thời gian 4 năm như

  • Đại học Kinh tế,
  • Đại học Ngoại thương,
  • Đại học Tài chính – Marketing,
  • Học viện Tài chính…

Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học này về cơ bản đã được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn. Các bạn sinh viên chỉ cần cập nhật các quy định pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là có thể làm công việc thực tế.

Những học viên không có điều kiện theo học chính quy từ các Trường Đại học thì vẫn có thể tham gia khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn thời gian 3 tháng để cập nhật, bổ sung kiến thức. Trên nền tảng đó, học viên tự học hỏi và tìm tòi thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Như vậy, thời gian học xuất nhập khẩu hoàn toàn linh hoạt. Học viên căn cứ vào hoàn cảnh của mình để quyết định lựa chọn lộ trình học xuất nhập khẩu phù hợp.

Phương pháp học nào tốt nhất?

Không có phương pháp học tốt nhất mà chỉ có phương pháp phù hợp nhất với từng đối tượng học viên.

Nếu bạn là sinh viên khối ngành kinh tế, bạn chỉ cần tham gia một khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn là bạn có thể đảm đương công việc xuất nhập khẩu.

Hiện nay, các khóa đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu chủ yếu được tổ chức tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Những bạn ở những tỉnh thành khác muốn tham gia các khóa học này phải di chuyển quãng đường xa và tốn kém nhiều chi phí. Do đó, giải pháp tốt nhất là bạn nên theo học một khóa đào tạo xuất nhập khẩu online. Sau đó tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Lộ trình học xuất nhập khẩu bao gồm những nội dung gì?

Khi vạch ra lộ trình học xuất nhập khẩu, vấn đề quan trọng nhất là học viên phải xác định mình cần học những nghiệp vụ gì? Sau đây là những gì bạn sẽ trải qua nếu theo học một khóa xuất nhập khẩu ngắn hạn.

Nghiệp vụ ngoại thương

Trước tiên, học viên phải nắm vững Tập quán Thương mại Quốc tế Incoterms trước khi tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu.

Incoterms quy định quyền và nghĩa vụ các bên liên quan đến thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hóa, làm thủ tục hải quan… Hiện nay, phiên bản mới nhất của Incoterms là 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Tiếp theo đó, học viên sẽ được học về đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương là chứng từ quan trọng và là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu để gửi cho người nhập khẩu đi nhận hàng.

Đây là phần nội dung đầu tiên trong lộ trình học xuất nhập khẩu.

Thanh toán quốc tế

Tiếp theo, sau khi người xuất khẩu giao hàng theo nội dung của hợp đồng ngoại thương là đến phần thanh toán tiền hàng.

Thông thường, các bên sẽ lựa chọn đồng tiền thanh toán. Đồng tiền này có thể là ngoại tệ của một trong hai bên hoặc cả hai bên.

Do đó, học viên sẽ được học về tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra, để yêu cầu người nhập khẩu thanh toán tiền hàng, người xuất khẩu sẽ phát hành hối phiếu thương mại gửi đến người nhập khẩu. Người nhập khẩu nhận hối phiếu và phát hành séc để thanh toán cho người xuất khẩu.

Để việc thanh toán được diễn ra thuận lợi và đảm bảo hạn chế rủi ro. Các bên có thể xem xét lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như:

  • nhờ thu,
  • chuyển tiền,
  • đổi chứng từ trả tiền và
  • tín dụng chứng từ.

Mỗi phương thức có những ưu nhược điểm riêng cũng như mức phí khác nhau. Các bên cân nhắc lợi ích – chi phí để lựa chọn phương thức phù hợp. Đây là phần thứ 2 trong lộ trình học xuất nhập khẩu.

Vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong quy trình xuất nhập khẩu, khâu vận tải hàng hóa đóng vai trò quan trọng. Các bên có thể lựa chọn các phương thức vận tải khác nhau như

  • vận tải đường bộ,
  • đường sắt,
  • đường biển hoặc
  • đường hàng không.

Trong các phương thức này, vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng, chiếm 75% tổng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Vận tải biển chia thành 2 nghiệp vụ:

  • nghiệp vụ thuê tàu chợ và
  • nghiệp vụ thuê tàu chuyến.

Các bên căn cứ vào chủng loại hàng hóa (hàng rời, hàng nguyên container…) để lựa chọn phương thức thuê tàu phù hợp.

Mặc dù vận tải đường biển chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên hàng hóa thường gặp nhiều rủi ro như thiên tai, động đất, núi lửa, cướp biển…

Do đó, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là nội dung quan trọng được các bên cân nhắc khi tiến hành giao dịch ngoại thương. Đây là phần thứ 3 trong lộ trình học xuất nhập khẩu.

Thủ tục hải quan

Sau khi hàng cập cảng tại nước nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng. Thủ tục hải quan của mỗi nước có thể khác nhau do quy định pháp luật riêng của từng nước.

Theo đó, người nhập khẩu cần hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan nơi mà mình dự kiến đăng ký khai báo.

Trước khi tiến hành khai báo, nhà nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế cho lô hàng.

Nội dung này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trước khi thông quan hàng hóa.

Tiếp theo, người nhập khẩu sẽ xác định mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mã HS là cơ sở để các nước xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu.

Việc lựa chọn mức thuế suất nào còn phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

Nếu hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định ưu đãi thuế quan thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.

Các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết

Hiện nay, Việt Nam đã ký 7 hiệp định thương mại đa phương

  • Asean,
  • Asean – Trung Quốc,
  • Asean – Hàn Quốc,
  • Asean – Nhật Bản,
  • Asean - Ấn Độ,
  • Asean – Austrlia,
  • New Zealand,
  • CPTPP

và 3 hiệp định thương mại song phương

  • Việt Nam – Nhật Bản,
  • Việt Nam – Hàn Quốc,
  • Việt Nam – EU

Sau khi xác định mức thuế suất ưu đãi, phần tiếp theo người nhập khẩu sẽ tiến hành tính thuế cho lô hàng của mình. Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu có thể phải chịu 1 trong 4 sắc thuế gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng.

Quy trình thủ tục hải quan

Sau khi tính thuế xong, người nhập khẩu sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Ở Việt Nam, quy trình thủ tục hải quan phân thành 5 loại hình chính.

  • Một là, loại hình kinh doanh hay còn gọi là xuất nhập khẩu thương mại.
  • Hai là, loại hình gia công cho thương nhân nước ngoài.
  • Ba là, loại hình sản xuất xuất khẩu.
  • Bốn là loại hình tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập và
  • Năm là loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ.

Sau khi xác định loại hình thủ tục hải quan cần khai báo,

  • nhà nhập khẩu sẽ tiến hành khai báo trên phần mềm khai báo hải quan ECUS5 và
  • truyền dữ liệu khai báo đến cơ quan hải quan.
  • Hệ thống dữ liệu của hải quan sẽ tiến hành xử lý tờ khai và
  • thông báo kết quả cho người nhập khẩu biết.

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nhà nhập khẩu mang hàng về công ty và tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường. Đến đây kết thúc lộ trình học xuất nhập khẩu.

Như vậy, để thực hiện các bước trên được thuận lợi và thông suốt đòi hỏi người khai báo hải quan phải nắm vững quy trình nghiệp vụ, nắm vững quy định pháp luật và phải thành thạo ngoại ngữ, tin học và khả năng giao tiếp với đối tác trong quá trình làm thủ tục.

Học xuất nhập khẩu ra làm gì?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhiều công việc.

Tùy vào định hướng của bản thân mà học viên có thể tham khảo lựa chọn vị trí phù hợp với

  • sở thích,
  • tính cách và
  • trình độ năng lực của mình.

Học viên tham khảo tại đây vị trí công việc xuất nhập khẩu.

Bạn đang quan tâm đến khóa học xuất nhập khẩu hãy tìm hiểu tại đây nhé! https://hocxuatnhapkhau247.com/khoa-hoc/hoc-xuat-nhap-khau/

Liên hệ đăng ký khóa học xuất nhập khẩu

Trung tâm Saigon Academy

Lầu 2, phòng số 42, Cơ quan Đại diện Bộ Tài chính tại TPHCM. Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM

Điện thoại bàn: 028.839326653

Di động, zalo: 0913.106015

Email: tranquangvu80@gmail.com

Giờ làm việc: 8h30 - 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6.

 

Thông tin liên hệ


: Saigon247
:
:
:
: