Đặt banner 324 x 100

Bulong neo m24 chất lượng cao



Bu lông móng m16 hay còn có tên gọi khác là bulong neo m24, là một loại bu lông có hình dáng đặc biệt và là một chi tiết quan trọng trong cố định kết cấu xây dựng nói chung, kết cấu thép nói riêng. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về loại bu lông đặc biệt này.
 

Những thông tin cơ bản về bu lông móng


Bu lông móng, bu lông neo là tên gọi theo tiếng Việt của Anchor bolt. Đây là một chi tiết có chức năng tạo liên kết ở chân móng của cột với nền. Trong kết cấu thép, bu lông móng được sử dụng để đóng chặt tấm gắn vào một móng bê tông khi sử dụng với một yếu tố kết cấu thép.

Ta thường bắt gặp loại bu lông này trong các ứng dụng thực tế như thi công móng ở công trình dân dụng (ví dụ chung cư hoặc trung tâm thương mại, nhà ở, nhà xưởng, nhà thép tiền chế), thi công hệ thống móng cầu, cột đèn, trụ móng, trụ điện,..

Vì có chức năng tạo sự bền vững và tính an toàn cho chân móng của cột với nền nên bu lông neo móng luôn luôn có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng và trở thành một phụ kiện có tính thông dụng cao trong các bản vẽ kỹ thuật khi thiết kế cho mỗi công trình.
 

Cấu tạo của bu lông móng

Nhìn chung, có rất nhiều loại bu lông neo, bu lông móng với nhiều hình dạng và thiết kế khác nhau để phù hợp với tính chất của công trình. Tuy nhiên về mặt cấu tạo, một bu lông móng cần được đảm bảo có các thành phần trong cấu tạo như sau:

- Phần thân bu lông: Thân bu lông leo móng thường có chiều dài lớn hơn so với các loại bu lông thông thường khác. Phần thân có thể được thiết kế theo dạng hình chữ J hoặc chữ L nhưng luôn đảm bảo được tiện ren ở một đầu (đầu thẳng). Phần đầu uốn cong theo hình chữ thường được để trơn không tiện ren.

- Phần ốc vít và vòng đệm: Mỗi một bu lông móng đều được trang bị thêm đai ốc và vòng đệm để cố định khi liên kết với các phụ tải bên ngoài.
 

Vai trò của bu lông

Bu lông móng là phần nối trung gian giữa phần móng của công trình và phần nổi của công trình, thường được ứng dụng trong thi công nhà thép tiền chế, hệ thống điện, hệ thống nhà máy, nhà xưởng... Nói tóm lại, nhiệm vụ chính của bu lông móng là dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép.
 

Vai trò của bu lông neo móng kiểu chữ L

Bu lông móng chữ L là loại bu lông có hình dáng giống chữ L với một đầu ren và một đầu bẻ ngang. Nguyên liệu để làm ra bu lông móng chữ L thường là thép không gỉ hoặc inox với đường kính từ M12 ~ M64.

Công dụng của bu lông neo móng kiểu chữ L là được dùng trong hệ thống nhà xưởng hoặc thi công trạm biến áp và hệ thống điện.
 

Vai trò của bu lông neo - móng kiểu chữ J

Bu lông neo – móng kiểu chữ J là loại bu lông được bẻ cong 1 đầu tạo hình dạng chữ J. Nó có một đầu ren và một đầu cong móc câu. Loại bu lông chữ J này cũng giống phần lớn các loại bu lông neo móng khác thường làm bằng thép không gỉ hoặc bằng inox với đường kính từ M12 ~ M64. Loại bu lông móng này được dùng nhiều để tạo liên kết trong đổ dầm bê tông.
 

Vai trò của bu lông neo móng kiểu J.A.

Tùy vào yêu cầu sử dụng mà người phụ trách thi công sẽ chọn loại có kích thước phù hợp. Loại bu lông móng kiểu J.A này thường dùng để neo móng trụ đèn chiếu sáng, trụ điện hoặc trụ cột trong các công trình xây dựng.
 

Vai trò của bu lông neo - móng kiểu chữ Y

Bu lông neo móng kiểu chữ Y có cấu tạo gồm một đầu ren và một đầu tách làm 2, tạo hình dạng giống như chữ Y. Bu lông neo móng kiểu chữ Y thông dụng nhất trong việc thi công giàn giáo hay dùng để cố định các thanh ngang dọc trong thi công các công trình sắt thép.
 

Những ứng dụng thực tế của bu lông móng trong thi công

Trong thi công nhà xưởng

Trong thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế, bu lông neo móng được dùng để liên kết đế của chân cột móng với công trình, nhằm tạo nên tính chắc chắn và bền vững cho toàn bộ hệ thống mái che của nhà xưởng.
 

Trong thi công hệ thống điện chiếu sáng

Hệ thống cột điện, cột đèn chiếu sáng rất cần sử dụng bu lông móng để cố định chân đèn. Do sử dụng ở môi trường ngoài trời nên bu lông dùng cho hạng mục này cần được mạ nhúng nóng phần ren để tránh gỉ sét, tránh bị ăn mòn trước các tác động của môi trường như mưa, sương muối, các chất hóa học gây ăn mòn. Phần đai ốc của bu lông cũng cần được chế tạo đặc biệt theo dạng đai ốc mũ để bảo vệ phần ren cho bu lông.
 

Trong lắp đặt máy móc công nghiệp

Để giảm rung lắc, tránh gây sai số máy móc trong quá trình làm việc, ta sẽ sử dụng các bu lông neo móng để giữ chân máy cố định. Ngoài ra, bu lông neo móng còn có vai trò định vị chân cần cẩu, cầu trục cảng biển, chân cẩu cảng, chân các điểm neo giữ tàu thuyền,..