Đặt banner 324 x 100

Bulong neo I chất lượng số 1 thị trường


 Có lẽ bạn đã nghe nhiều đến các loại bulong khác nhau như bulong neo (Bulong Móng Hình L,J,I, JA..), bulong inox, bulong lục giác, … và còn rất nhiều loại khác nhau khi có nhu cầu lắp ráp các công trình xây dựng. Trong đó bulong neo I được nhiều khách hàng phản hồi là loại khó tìm kiếm nhất. Hãy học ngay cách chọn loại bulong này tốt nhất cho công trình của bạn nhé.

Cách lựa chọn bulong neo I đạt tiêu chuẩn


     Như đã đề cập ở đầu bài, bulong neo I là phụ kiện dùng để lắp ghép, liên kết các chi tiết và được úng dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng, cầu đường, giao thông hoặc lắp ráp máy móc. Nếu chất lượng bù-loong không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vây, khi tìm mua bu lông bạn cần tìm hiểu kỹ về đơn vị cung cấp và đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí sau:

     • Vật liệu có tính dễ hàn, dễ rèn

     • Độn chịu lực lớn

     • Có độ bền tốt

     • Sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt như: môi trường oxi hóa, hóa chất,….
 

Ứng dụng của bulong neo I

     Bulong neo nói chung và bulong neo I nói riêng được sử dụng khá phổ biến trong các công trình. Do vậy, có thể kể đến một số ứng dụng tiêu biểu của bu lông neo I như :

     • Sử dụng trong thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế. Nó dùng để liên kết đế của chân cột với móng của từng công trình.

     • Dùng để lắp đặt hệ thống cột đèn chiếu sáng, cột điện: sử dụng để neo, cố định chân cột

     • Giữ chân máy cố định giúp làm giảm rung động. Tránh gây sai số cho máy móc trong quá trình hoạt động.

     • Giúp định vị các chân cẩu cảng, cẩu trục, chân các điểm neo giữ tàu thuyền một cách chắc chắn.

     Kết cấu bulong cũng khá dễ dàng cho quá trình thi công, lắp đặt. Ngoài ra, với bulong neo thẳng đã qua xử lý bề mặt (xi, mạ) hoặc bulong neo thẳng làm từ chất liệu inox, người dùng có thể linh hoạt ứng dụng sản phẩm tại nhiều môi trường khác nhau mà không cần lo ngại về những tác động từ môi trường ngoài như nhiệt độ, độ ẩm,…

Tiêu chí lựa chọn đơn vị gia công bu lông đạt chuẩn 

     Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đơn vị gia công bu lông neo khác nhau. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cung đảm bảo uy tín để gia công những sản phẩm chất lượng. Chọn lựa được đơn vị gia công hợp lí không những tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo độ bền cho công trình. Do vậy, khi lựa chọn đơn vị gia công, quý khách hàng nên lưu ý một số tiêu chí sau:

     • Đơn vị gia công có giấy phép hoạt động không ? Các loại mác thép gia công có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ CO, CQ không?

     • Đơn vị có đáp ứng đủ yêu cầu gia công kỹ thuật về sản phẩm mà công trình mình đang cần không?

     • Giá cả của đơn vị đó so với mặt bằng chung của thị trường có hợp lí không?

     • Có hỗ trợ giao hàng đến công trình không?

     • Đơn vị có đánh giá tích cực từ phía đối tác không?
 

Cấu tạo của bu lông

Bu lông (bulông) gồm có 2 phần là đầu và thân bu lông. Các phần đều có những công dụng, thiết kế khác nhau:
 

Đầu bulong

Đầu bulong được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau, gồm có hình tròn; hình vuông; hình lục giác 6 cạnh ngoài (bu lông lục giác ngoài), hoặc hình lục giác 6 cạnh được dập chìm bên trong (bulong lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc những hình khác như: hình đầu tròn cổ vuông, hình ô van, hình nón, hình trụ, đầu dù…

Tuy nhiên hiện nay, loại bu lông có đầu mũ 6 cạnh ngoài (bu lông lục giác ngoài) và 6 cạnh được dập chìm bên trong (bu lông lục giác chìm) đang là 2 loại bulong được sử dụng nhiều nhất do sự tiện dụng trong quá trình sản xuất và sử dụng cũng như có tính thẩm mỹ cao.

hân bu lông

Thân bu lông có độ dài đủ để luồn qua các chi tiết cần được lắp ghép. Thân bulong được tiện ren theo 2 kiểu: Ren suốt và ren lửng. Bu lông ren suốt sẽ được tiện ren toàn bộ phần thân bulong, từ đầu mũ đến cuối bulong. Bu lông ren lửng thì chỉ được tiện ren 1 phần thân bulong, bắt đầu từ đầu mũ bu lông, độ dài tiện ren sẽ tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế bulông và yêu cầu của công trình lắp ghép.

Cuối cùng là mặt cuối của bulong cũng có rất nhiều hình dạng. Ví dụ như mặt phẳng, mặt cole, chỏm cầu hoặc mặt trụ tròn. Tuy nhiên hiện nay, mặt cuối bu lông dạng cole đang được sử dụng nhiều nhất bởi nó khắc phục được nhược điểm của 2 dạng mặt cuối hình phẳng và hình chỏm: Mặt cuối hình phẳng thì hay xảy ra sự cố hỏng ren còn mặt cuối hình chỏm thì khó chế tạo.