Đặt banner 324 x 100

Gợi ý công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất giấy


Quy trình sản xuất giấy được diễn ra như thế nào? Hiện nay, giấy viết vở tập của các học sinh, sinh viên, dân văn phòng, các thể loại giấy phục vụ cho công việc in ấn hay những loại giấy phổ biến như giấy kraft, giấy couche,…. có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các nhà máy sản xuất giấy đều trải qua một quy trình sản xuất nhất định.

Thông tin về ngành sản xuất giấy

Hiện nay, giấy được sản xuất từ các nguồn chính sau:

1. Gỗ: Trong quá trình sản xuất giấy từ gỗ sử dụng rất nhiều loại hóa chất ở các giai đoạn khác nhau, vì vậy nước thải sản xuất giấy từ gỗ rất khó xử lý

2. Giấy phế liệu: hay còn gọi là Tái chế giấy, là quy trình tái chế giấy đã sử dụng thành giấy mới có thể sử dụng lại được. Ở Việt Nam hơn 70% sản lượng giấy được sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu.

Nhu cầu tái chế giấy phế liệu rất cao, nó góp phần hạn chế việc xả thải ra môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí cũng như nguyên liệu bột gỗ để sản xuất giấy mới.

Dù có nhiều mặt lợi nhưng tái chế giấy phế liệu cũng gây ra ảnh hưởng đến môi trường, lượng nước sử dụng trong tái chế giấy phế liệu rất lớn, tương đương lượng nước thải ra môi trường cũng rất lớn

3. Bột giấy: Bột giấy được làm từ gỗ. Sản xuất giấy từ bột giấy ít thải chất dộc hại ra môi trường, tuy nhiên, quá trình sản xuất bột giấy lại rất độc hại và sử dụng nhiều hóa chất

4. Tre, nứa: Tương tự như sản xuất giấy từ gỗ, tuy nhiên tre nứa có thời gian trồng nhanh hơn cây, vì vậy, đang được ưa chuộng sử dụng trong thời gian gần đây.

Quy trình sản xuất giấy công nghiệp

Các loại giấy trắng tinh phục vụ cho các công việc trong đời sống hàng ngày hiện nay đều trải qua quy trình sản xuất giấy, gồm có 3 bước như sau:

Bước 1: Xử lý nguyên liệu bằng phương pháp cơ học

Gỗ tự nhiên sau khi được sở chế sẽ được chuyển về nhà máy để thực hiện quy trình bóc vỏ. Các mảnh gỗ được nấu lên, sau đó được thực hiện tẩy trắng bằng hóa chất như clo hoặc tẩy trắng không có clo. 

Lúc này sẽ thu được hai loại bột gỗ có màu trắng và màu nâu. Trong đó, bột gỗ màu trắng được mài từ gỗ bóc vỏ trắng, màu hoàn toàn. Bột gỗ óc màu nâu được làm từ các cuống cây đã thấm ướt, sau đó được nấu rồi mới đem đi mài.

Tất cả các loại bột gỗ đều cần phải làm ướt, đun sôi ở nhiệt độ 130 độ C. Sau đó bỏ thêm nước và nghiền nát trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

Bước 2: Xử lý bằng hóa học

Xử lý bằng hóa học là bước thứ hai trong quy trình sản xuất công nghệ giấy. Các mảnh gỗ sau khi đã được nấu từ 12 – 15 tiếng thì sẽ thu được thành phẩm là sợi gỗ và cellulose tách ra khỏi thân gỗ. 

Đồng thời, bột gỗ sau khi nấu lúc này sẽ được đem đi tẩy trắng. Để đảm bảo tính an toàn cho bột gỗ thì các nhà sản xuất sẽ hạn chế sử dụng Clo để tẩy. Thành phẩm bột gỗ sau khi đã tẩy trắng sẽ được đưa qua máy giấy. Tại đây, bột giấy sẽ được trộn với các dung dịch đậm đặc, chảy qua trục lăn. 

Một số dung dịch đậm đặc trong quy trình sản xuất giấy ở khâu trộn có thể kể đến như phấn, cao lanh, blanc fixe, tinh bột,… Các chất này sẽ quyết định tới độ đục, độ bóng, độ trong cũng như độ mịn của giấy. Do đó, giấy chất lượng cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các loại dung dịch được trộn với bột gỗ ở công đoạn này.

Bước 3: Kéo giấy

Kéo giấy là công đoạn cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất.Giấy được kéo thành các tấm lớn trên máy kéo. Cụ thể, dung dịch bột giấy sẽ được đổ trên mặt lướt. Bên dưới có máy hút nước, hỗ trợ việc thoát nước từ giấy nhanh chóng. Giấy được kéo đến đâu thì máy cắt giấy sẽ được cắt đến đó, theo kích thước được thiết kế sẵn. 

Các sợi giấy được kéo chạy theo hướng của lưới. Giấy được kéo và ép thì sẽ được đem đi cắt và cuộn tròn và cắt theo kích thước định sẵn.

Thông tin liên hệ


: nhi452710001
:
:
:
: