Đặt banner 324 x 100

Hợp tác ngay với nhà máy sản xuất giấy hàng đầu TPHCM


Các loại giấy in trên thị trường có những loại nào, có đặc điểm gì? Có lẽ không phải ai cũng có thể hiểu rõ được khi mới bước vào nghề in ấn. Bài viết hôm nay được In129.vn, một trong những nhà máy sản xuất giấy uy tín và chuyên nghiệp sẽ chia sẻ tới Quý khách một vài đặc điểm của các loại giấy in để có thể giúp Quý khách chọn lựa được những loại giấy phù hợp nhất cho mình.

Một vài khái niệm cơ bản cần biết khi tìm hiểu về giấy

Bạn hoạt động trong lĩnh vực in ấn hay đơn giản là khách hàng có nhu cầu in bao bì đựng sản phẩm. Hiểu rõ các loại giấy chính là cách tạo nên thành phẩm hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu chi tiết của từng loại, bạn cần nắm vững một vài khái niệm cơ bản sau:

1. Định lượng giấy

Khi nhắc đến giấy in không thể bỏ qua thông số về định lượng (viết tắt là GSM). Hẳn bạn hay nghe nhiều như C250, C70, B80… Vậy định lượng giấy là gì?

Theo đó, định lượng giấy là số lượng gram giấy trên mỗi mét vuông. Con số này thể hiện độ dày & cứng của giấy. Có thể hiểu đơn giản là định lượng càng cao thì giấy càng nặng, càng dày.

  • Cụ thể như, với giấy C100 nghĩa là 1m2 của giấy couche này sẽ có khối lượng là 100gam.

2. Kích thước giấy

Bên cạnh định lượng thì kích thước giấy chính là yếu tố quan trọng để bạn ứng dụng đúng vào việc in ấn. Ví dụ như tô giấy 9oz thì dùng khổ giấy bao nhiêu, túi đựng bánh mì que nên dùng kích thước bao nhiêu,v.v.

Theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) thì bao gồm các loại giấy A0, A2, A4, A3, B3, C3…. Kích thước giấy theo chuẩn ISO này có đặc điểm sau:

  • Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước.
  • Khổ A, B và C đều là những hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2.
  • Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh được xác định là 841mmx1189mm.
  • Trong cùng dãy, khổ sau có diện tích bằng 50% của khổ trước. Ví dụ như A2 = 50% của A1.
  • Diện tích khổ của dãy B được tính bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A.
  • Diện tích khổ của dãy C được tính theo cách lấy trung bình nhân những khổ của dãy A và B tương ứng.

Tóm lại, các loại giấy sẽ có định lượng, kích thước nhất định. Và dĩ nhiên, chúng sẽ phù hợp với từng sản phẩm khác nhau. Bạn chưa biết nên chọn chất giấy nào tốt? Tham khảo ngay đặc điểm, ứng dụng cơ bản của các loại dưới này nhé!

Các loại giấy in ấn thông dụng nhất hiện nay

Sau khi đã hiểu hết những khái niệm cơ bản trên, giờ đây bạn sẽ dễ dàng hình dung về những thông số cơ bản của các loại giấy. Thực tế, có hơn 100 loại giấy trên thị trường, nhưng dùng trong in ấn thì người ta ưa chuộng các loại phổ biến sau:

1. Giấy couche

Couche còn được gọi là giấy C, là loại giấy in được sử dụng phổ biến nhờ khả năng in bắt mắt và rất sáng.

+ Đặc điểm:

  • Couche có màu trắng, được tráng phủ bởi một lớp cao lanh nên bề mặt phẳng, bóng, mịn, độ sáng vừa phải, chắn sáng tốt, bám mực và hấp thụ mực tốt.
  • Thông thường, giấy couche được chia thành 2 loại giấy chính: Couches Matt (mờ) và Couche Gloss (bóng).

+ Định lượng: Thường là 80, 100, 120, 150, 200, 250, 300gsm.

+ Kích thước: A1, A3, A4… (tùy chọn theo nhu cầu).

+ Ứng dụng: kiểu giấy in này dùng cho nhãn mác của sản phẩm, làm túi giấy, in tờ rơi quảng cáo, in catalogue, tạp chí, in ấn poster, brochure, giấy bìa…

2. Loại giấy bristol

+ Đặc điểm:

  • Bề mặt láng mịn, khả năng bám mực vừa đủ cho kết quả in ấn tuyệt vời.
  • Giấy dày dặn, có độ bền cao, rất chắc chắn.
  • Thường được chia làm kiểu: Bristol bề mặt láng mịn thích hợp cho bút viết và mực in. Bristol bề mặt sần thích hợp cho viết chì và phấn.

+ Định lượng giấy: 67gsm – 400gsm.

+ Kích thước: 79×109, 65×86, 65×84, 60×84

+ Ứng dụng: Với các ưu điểm như trên, giấy Bristol được ứng dụng làm những bao bì sản phẩm cao cấp như hộp đựng bánh, túi thực phẩm, túi mỹ phẩm, túi thời trang… Hoặc dùng làm giấy in card, tờ rơi, poster, in ấn thiệp cưới, thiệp mời,v.v.Ngoài ra, cũng dùng để làm giấy in sách, vở cho học sinh

3. Giấy kraft

Có thể nói, trong tất cả các loại giấy thì Kraft đang là xu hướng được sử dụng nhiều nhất. Đây là loại giấy được sản xuất từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, xử lý qua quá trình kraft.

Giấy này còn được gọi với cái tên quen thuộc là giấy xi măng.

+ Đặc điểm:

  • Giấy Kraft có tính dai và chống thấm tốt.
  • Có độ bền cao, chịu lực xé lớn, bắt mực tốt.
  • Kraft thường có màu vàng nâu, ngà vàng tự nhiên. Hoặc giấy có màu trắng sau khi đã được xử lý tẩy trắng.
  • Dễ phân hủy chỉ từ 2 – 3 tháng, thân thiện với môi trường.

+ Định lượng giấy: 50GSM – 175GSM

+ Kích thước: Tùy chọn theo nhu cầu.

+ Ứng dụng: Thường được ưu ái làm thành những sản phẩm như ly giấy, tô giấy, túi giấy đựng thực phẩm, thùng carton… Hoặc làm card visit, thẻ tag quần áo, bao thư, bìa hồ sơ,v.v.