Đặt banner 324 x 100

Sự chuyên nghiệp của một chuyên viên quản trị nhân sự


Sự khác nhau giữa quản trị nhân lực và quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự đã là ngành nghề không còn quá xa lạ gì đối với chúng ta, khi nhu cầu việc làm tăng, người người nhà nhà đi kiểm việc, nhất là trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện tại. Vì vậy số lượng người đi xin việc làm không hề nhỏ và để quản lý hay lựa chọn ra những con người tài năng thật sự phù hợp với tiêu chí công ty thì đó là lúc cần tới những người quản lý hay quản trị nguồn nhân lực đó. Chính vì vậy không thể phủ nhận được độ quan trong của những chuyên viên quản trị nhân sự. Để biết rõ hơn các bạn hãy tiếp tục cùng mình tìm hiểu dưới đây nha.
  1. Quản trị nhân sự là gì ?
Quản trị Nhân sự hay là Quản trị Nhân lực hoặc Quản lý Nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm.
    1. Các khái niệm về quản trị nhân sự
Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “nguồn nhân lực”.

Công tác quản trị nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nhân sự giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.

Quản lý nhân sự được hiểu là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhân sự đến các khách thể quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã đề ra.

Quản lý nhân sự là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt,...) giữa con người và các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động, năng lượng,...) trong quá trình tạo của cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển tiềm năng vô hạn của con người. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào cũng là nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra.
 
  1. Các công việc của chuyên viên quản trị nhân sự
Quản lý hiệu suất làm việc
Quản lý nhân sự là người đảm nhận cả quá trình làm việc của đội ngũ nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp. Biết được quy trình làm việc đồng thời đánh giá hoàn thiện các nhiệm vụ nhân sự trong doanh nghiệp. Ngoài quản lý nhân viên HRM cũng làm nhiệm vụ điều phối, thúc đẩy mọi người làm việc khoa học, nhờ vậy hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Sự tiến bộ của mỗi nhân viên sẽ tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy nhà quản lý nhân sự cũng cần tổ chức các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân sự, cải thiện hiệu suất công việc.

Lập kế hoạch dự phòng nhân lực
Công việc của quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức còn là lập kế hoạch sự phòng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp ổn định, không bị xáo trộn nếu không may có nhân viên nghỉ việc đột ngột.

Xây dựng quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên
Bên cạnh công việc quản lý, HRM cũng cần đảm bảo về các quyền lợi, chế độ, phúc lợi cho nhân viên một cách công bằng. Từ đó tạo động lực để họ cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Qua hiệu suất làm việc, trưởng bộ phận nhân sự cần cân đối lương thưởng cho tương xứng với mỗi nhân viên.

Quản lý thông tin nguồn nhân lực
Nắm được thông tin về nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, quản lý nhân sự có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người. Từ đó đưa ra những điều phối, sắp xếp và chiến lược phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp.

Tuyển chọn ứng viên phù hợp
Ở nhiều doanh nghiệp Việt, quản lý nhân sự cũng là người chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự. Họ sẽ phải lên kế hoạch để thu hút ứng viên tài năng, phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng trong doanh nghiệp, tăng hiệu quả đồng thời tối ưu chi phí tuyển dụng. Nhà quản lý thường giao công việc này cho các HR để triển khai quy trình tuyển dụng.
 
  1. Mức lương của quản trị nhân sự
Mức lương ngành quản trị nhân lực nhìn chung khá cao so với những ngành khác. Tuy nhiên tùy từng vị trí làm việc khác nhau mà mức lương cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
 
  • Mức lương sinh viên mới ra trường:
Bởi vì chưa có kinh nghiệm và đây là giai đoạn bắt đầu đi làm tích lũy, trải nghiệm thực tế. Nên mức thu nhập sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ còn có thể tăng lên nếu nhân viên làm việc tốt, hiệu quả.
 
  • Mức lương chuyên viên nhân sự tổng hợp:
Công việc chính ở vị trí này sẽ là sàng lọc hồ sơ, tác dụng, tìm kiếm ứng viên và lên list, lên lịch phỏng vấn, quản trị hồ sơ, xử lý những việc làm nhân sự tương quan hoặc do cấp trên phó thác.
Lương ngành quản trị nhân sự ở vị trí chuyên viên nhân sự tổng hợp giao động từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng. Với mức kinh nghiệm từ 2 – 5 năm tùy theo quy chính sách của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
 
  • Giám sát nhân sự tầm trung:
Mức lương quản trị nhân lực của vị trí này giao động ở khoảng chừng 10 – 20 triệu đồng / tháng.
 
  • Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi:
Ở vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm làm việc từ 8-12 năm tùy công ty. Và thông thường trình độ cử nhân trở lên ở các ngành học liên quan. Mức lương quản trị nhân lực cho vị trí này giao động từ 20-40 triệu đồng/ tháng.
 
  • Mức lương phó phòng nhân sự:
Với yêu cầu kinh nghiệm từ 3-6 năm mức lương của quản trị nhân sự ở vị trí này giao động từ 12-30 triệu đồng/ tháng.
 
  • Lương trưởng phòng nhân sự:
Có vai trò quản trị, sắp xếp, giám sát những việc làm của cấp dưới. Đảm bảo việc làm nhân sự đạt hiệu suất cao tốt nhất. Mức lương ở vị trí này trung bình từ 15 – 45 triệu đồng / tháng.
 
  • Lương giám đốc nhân sự:
Đây là vị trí quản lý cao nhất của ngành quản trị nhân sự. Mức lương của quản lý nhân sự ở vị trí này giao động từ 30 – 100 triệu đồng/tháng.
 
Trên đây là những điều bạn cần biết về quản trị nhân sự, cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công.




 

Thông tin liên hệ


: trungtamgec
:
:
:
: