Đặt banner 324 x 100

Bệnh lý tiểu đường


Chỉ số tiểu đường là gì?

Chỉ số tiểu đường (Glycemic Index) hay chỉ số đường huyết là giá trị thể hiện nồng độ glucose trong máu. Đơn vị đo của chỉ số tiểu đường là mmol/l hoặc mg/dL. Chỉ số tiểu đường có thể được đo trước khi ăn, sau khi ăn hoặc vào một thời điểm bất kỳ.

Chỉ số tiểu đường có ý nghĩa gì?

Chỉ số tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện cũng như theo dõi bệnh tiểu đường type 1, type 2 hay tiểu đường thai kỳ.

Nhờ chỉ số tiểu đường, các bác sĩ có thể xác định tình trạng, giai đoạn của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Từ đó, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ở các hệ cơ quan: hệ tim mạch, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,…

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?

Để hiểu rõ “Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao” thì chúng ta cần hiểu rõ hơn về các phương pháp xác định chỉ số tiểu đường:

Phương pháp thử tiểu đường bằng máy đo

Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà là phương pháp được khá nhiều người áp dụng vì tính đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên, bạn cần biết cách lấy máu thử tiểu đường và đọc chỉ số tiểu đường thể hiện trên máy đo.

Sau đây là bảng chỉ số tiểu đường ở mức bình thường (an toàn):

  • Chỉ số tiểu đường trong khoảng 90 – 130 mg/dl hoặc 5 – 7,2 mmol/l, được đo lúc cơ thể đói, cách bữa ăn ít nhất 8 tiếng. 
  • Chỉ số tiểu đường dưới mức 180 mg/dl hoặc 10 mmol/l, được đo sau khi ăn no tầm 1 tiếng. 
  • Chỉ số tiểu đường trong khoảng 100 – 150 mg/l hoặc 6 – 8,3 mmol/l), được đo sau khi ăn no 2 tiếng.