Đặt banner 324 x 100

Cách đào Bitcoin miễn phí (2023)


Đào Bitcoin là gì? Tại sao phải đào BTC? Đào Bitcoin như thế nào? Hướng dẫn đào Bitcoin miễn phí trên website, điện thoại chi tiết tại đây!

Hiện nay, có rất nhiều cách kiếm tiền trên thị trường crypto. Có thể kể đến như: trade, airdrop & bounty, mining, dev chuyên về blockchain... Tuy nhiên, những cách trên này dành cho những các bạn có kinh nghiệm chuyên môn, vốn nhàn rỗi cũng như dành nhiều thời gian cho crypto.

Tuy nhiên, nếu như bạn là người am hiểu về kĩ thuật thì crypto vẫn còn một cách để kiếm lợi nhuận đó là đào Bitcoin. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin tổng quan về chủ đề này:

  • Đào Bitcoin là gì?
  • Cơ chế và thuật toán Đào Bitcoin
  • Hướng dẫn đào Bitcoin

Đào Bitcoin là gì?

Đào Bitcoin là hành động sử dụng máy đào chuyên dụng để giải các thuật toán và nhận về phần thưởng là Bitcoin. Xét về mặt công nghệ, việc đào Bitcoin nghĩa là chúng ta đang duy trì cung cấp dữ liệu vào blockchain của Bitcoin, giúp cho mạng lưới ổn định và phát triển.

Ví dụ: Các bạn đang ở Việt Nam muốn chuyển BTC sang người thân ở nước ngoài vì thấy cách chuyển tiền này đơn giản, nhanh gọn, ít tốn kém hơn so với sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Nhưng nếu không có thợ đào, sẽ không ai xác nhận giao dịch này để đưa vào block (các khối chứa thông tin), kết quả là không thể gửi tiền được.

Vì vậy, thợ đào sẽ có mặt để xử lý giao dịch của bạn và nhận về phần thưởng bao gồm phí giao dịch và block reward (giải thích sâu hơn phía dưới).

Bitcoin có hợp pháp không?

Tại Việt Nam, chúng ta chưa có bộ luật rõ ràng cho Bitcoin & blockchain. Vì vậy việc sở hữu và đào Bitcoin không phải là hoạt động phạm pháp. Người Việt vẫn được sở hữu Bitcoin nhưng chỉ không được sở dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn trong phần này.

Vì sao Bitcoin bị xem là lừa đảo?

Bitcoin thường xuyên bị xem là lừa đảo và chưa nhận được sự ủng hộ của các chính phủ vì nhiều lý do. Dưới đây là một số lý do phổ biến:

Lý do 1: Bitcoin được gọi là tiền ảo. 

Chính từ “ảo” này đã khiến Bitcoin bị định kiến là tài sản ảo, không thể cầm nắm, không thể xác định. Do đó, Bitcoin không nhận được sự tin tưởng như Vàng. Hơn nữa, trong thị trường tài chính đã có rất nhiều vụ lừa đảo đã diễn ra với khái niệm “coin", ví dụ Onecoin với vụ lừa đảo 4 tỷ USD. Vì thế mà các đồng “tiền ảo" cùng với “coin" được xem là lừa đảo.

Thực tế thì Bitcoin và các cryptocurrency khác không nên được gọi là tiền ảo. Đây là thuật ngữ đã không còn chính xác. Thay vào đó Bitcoin nên được gọi là tiền mã hoá hoặc tiền điện tử thì sẽ chính xác hơn.

Lý do 2: Bitcoin là tài sản liên quan đến nhiều hoạt động bất hợp pháp.

Vì tính phi tập trung (không thể ngăn chặn bởi chính phủ), tính minh bạch (có thể theo dõi) và tính ẩn danh (không cần KYC), Bitcoin được xem là tiền tệ yêu thích của giới tội phạm để sử dụng. Thực tế rằng đã có rất nhiều thương vụ rửa tiền hoặc chuyển tiền xuyên biên giới bằng Bitcoin. Vì vậy hình ảnh Bitcoin thường bị gắn liền với các hoạt động bất hợp pháp một cách không đáng có.

Lý do 3: Chưa có khung pháp lý rõ ràng.

Đây là một trong những cản trở lớn nhất khiến Bitcoin và các cryptocurrency khác chưa thể sử dụng rộng rãi trong đời sống. Kể từ năm 2017 đến nay, cryptocurrency bao gồm Bitcoin đã phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, rất ít quốc gia có khung pháp lý rõ ràng. Hiện tại, Mỹ là quốc gia có khung pháp lý rõ ràng nhất với nhiều công ty lớn như Coinbase, ConsenSys,... Nhưng cho đến nay, thị trường vẫn còn nhiều vụ tranh cãi về việc coin/token đó có phải là chứng khoán và có vi phạm pháp luật hay không? 

Chưa kể chính phủ của các quốc gia vẫn chưa có biện pháp để tính thuế hoặc kiểm soát dòng tiền ra vào của thị trường. Vì vậy, Bitcoin vẫn chưa được chấp nhận và chưa được xem là hợp pháp ở một số quốc gia.

Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài tồn tại, giá trị thì tăng trưởng, Bitcoin đã chứng minh cho mọi người thấy đây không phải là lừa đảo. Bitcoin còn được xem là Vàng kỹ thuật số vì chúng có thể lưu trữ giá trị và có số lượng giới hạn.

Thậm chí đã có một đất nước trên thế giới đã chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền hợp pháp và đang tham vọng xây dựng nên một Bitcoin City - Thành phố Bitcoin. Nếu cảm thấy thú vị, bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đọc ngay: El Salvador: Quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin

Tính pháp lý của Bitcoin trên toàn thế giới và Việt Nam

Trước khi tham gia đầu tư vào Bitcoin, bạn nên tìm hiểu pháp lý tại Việt Nam để hạn chế rủi ro. 

Pháp lý Bitcoin trên toàn thế giới

Pháp lý đối với Cryptocurreny nói chung trên toàn thế giới chia thành 4 trường phái đối với 246 quốc gia:

  • Hợp pháp và Trung lập (Xanh và Cam): 99 Quốc gia

Các quốc gia hợp pháp là các quốc gia màu xanh lá, ví dụ như Canada, Mỹ, Brazil, Pháp,... Đây là các quốc gia cho phép mua bán, trữ và thậm chí là thanh toán bằng Bitcoin. Quốc gia có tính mở nhất với Bitcoin tính đến thời điểm hiện tại là El Salvador khi tổng thống của họ đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và sử dụng ngân khố quốc gia để mua Bitcoin.

Các quốc gia trung lập là màu cam, ví dụ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia,... Đây là các quốc gia cho phép mua bán và trữ. Tuy nhiên, người dân không được sử dụng Bitcoin để thanh toán hàng hoá/dịch vụ.

  • Hạn chế (Hồng nhạt) & Bất hợp pháp (Hồng đậm): 17 quốc gia

Một số quốc gia sẽ xem Bitcoin là bất hợp pháp hoặc hạn chế ví dụ như Nga, Trung Quốc,... Họ sẽ cấm các hoạt động liên quan đến Bitcoin và cryptocurrency. Trung Quốc là quốc gia đã cấm hoạt động đào Bitcoin cũng như đặt khung pháp lý gắt gao lên nhiều sàn giao dịch trong nước. Tuy nhiên, điều này không khiến người dân của họ từ bỏ crypto. Thực tế rằng mặc dù bị cấm, Trung Quốc vẫn là một trong số các quốc gia có sức mạnh đào Bitcoin lớn nhất thế giới.

  • Không có thông tin (Xám): 130 quốc gia

Cuối cùng là các quốc gia chưa công bố thông tin. Thông thường họ sẽ chờ các quốc gia có nền kinh tế tài chính mạnh hơn sau đó tham khảo khung pháp lý và áp dụng trong tương lai.

Vì vậy, các bạn có thể mua bán và đầu tư Cryptocurrency bao gồm Bitcoin, điều này không trái pháp luật Việt Nam. Một thông tin thú vị hơn nữa là Việt Nam là quốc gia có mức độ chấp nhận Cryptocurrency cao nhất thế giới!

Mức độ phổ cập của Bitcoin trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Chainalysis.

Cơ chế và thuật toán đào Bitcoin

Trước hết chúng ta cần phải biết, chỉ có 21 triệu BTC có thể được đào ra trên thế giới, không có hơn. Theo dự kiến, đồng BTC cuối cùng được đào ra sẽ rơi vào năm 2140.

Về cơ bản, Bitcoin Blockchain sẽ sinh ra mỗi Block trong khoảng thời gian nhất định, các thợ đào sẽ làm nhiệm vụ đưa thông tin các giao dịch phát sinh trong khoản thời gian này vào Block. Thông tin này được mã hóa bằng thuật toán SHA-256 (Secure Hash Algorithm). Thuật toán này sẽ mã hóa các dữ liệu thành một đoạn mã dài 256 bit, tức 64 ký tự bao gồm chữ và số.

Kết quả này sau đó tiếp tục được ghép với kết quả mã hóa của một giao dịch khác kế tiếp bằng thuật toán SHA-256 (double hashing) cho tới khi còn hai kết quả hashing của các giao dịch trong khối này sau khi mã hóa. Quá trình này tạo thành một cây nhị phân gọi là Merkle Tree.

Một Block mới chỉ có thể được khởi tạo khi thợ đào tìm được kết quả hashing cuối cùng này nhỏ hơn giá trị mục tiêu (Target Value) đang được duy trì trong hệ thống Blockchain.

Kết quả này sẽ được đưa đến Block khác để xác nhận. Một Block mới sẽ được hình thành khi có trên 50% Miner đồng thuận.

Nếu các bạn vẫn chưa hiểu về cách vận hành của Blockchain, hãy tham khảo ngay bài viết sau: Blockchain là gì? Tất tần tật về công nghệ Blockchain

Hashrate & Độ khó đào Bitcoin

Dưới góc độ kỹ thuật, độ khó là sự thay đổi của Target hiện tại so với Target gốc. Target là một số 256-bit (cực kỳ lớn) mà tất cả các Bitcoin client chia sẻ. SHA-256 Hash của Block Header phải thấp hơn hoặc bằng với mục tiêu hiện tại để Block được đưa vào mạng lưới.

Chỉ tiêu càng thấp, càng khó tạo khối. Target này sẽ thay đổi sao cho thời gian trung bình để 1 thợ đào bất kỳ tìm được lời giải và nhận phần thưởng Bitcoin là 10 phút.

Dưới góc độ cơ bản và dễ hiểu hơn, các bạn có thể tưởng tượng mạng lưới Bitcoin sẽ tự đưa ra một bài toán khó để tất cả thợ đào cùng giải, thợ đào nào có bộ máy mạnh hơn (thường được đo bằng Hashrate) và giải nhanh hơn sẽ nhận được phần thưởng.

Hashrate (hay tỷ lệ băm) là đơn vị đại diện cho sức mạnh tính toán, giải thuật toán của máy tính để mã hóa dữ liệu (hashing) theo một hàm băm được sử dụng trong các mạng lưới, với cơ chế đồng thuận Proof of Work như SHA-256 của Bitcoin, Ethash của Ethereum, Equihash của Zcash,… Hashrate đại diện cho sức mạnh tính toán trong mạng, khả năng bảo mật và khả năng chống tấn công tổng thể của mạng. 

Hashrate Bitcoin kể từ khi mainnet đến nay

Đối với Bitcoin, chỉ số hashrate cũng cho biết nhiều thông tin quan trọng. Trong đợt downtrend vừa qua kể từ 2021 đến 2022, giá Bitcoin đã giảm từ 67,000 USD còn 16,000 USD. Tuy nhiên, chỉ số hashrate của Bitcoin lại liên tục ATH (đỉnh mới). Điều này cho thấy Bitcoin vẫn là tài sản được miner “tranh giành” mạnh mẽ hơn để đào. Cũng trong thời gian này, dòng tiền vĩ mô co hẹp cùng với áp lực bán Bitcoin để duy trì xưởng đào, giá Bitcoin đã giảm sâu.

Tìm hiểu về Hashrate tại đây.

Bitcoin Halving

Halving nghĩa là chia đôi: Cứ mỗi 210,000 Block Bitcoin được sinh ra (khoảng 4 năm) thì phần thưởng cho việc đào được từ 1 Block Bitcoin mới sẽ giảm đi một nửa (1/2). Nhờ đó, tổng lượng Bitcoin sinh ra là có giới hạn tiệm cận là 21 triệu BTC.

Bitcoin Halving được xem là một trong những yếu tố giúp Bitcoin giá trị so với các Fiat-currency. Ngoài cơ chế giới hạn tổng cung ở mức 21 triệu BTC và không thể đào thêm. Bitcoin còn trở nên khan hiếm hơn sau mỗi 4 năm. 

Đối với các đồng coin mới, cơ chế này có thể không phù hợp vì không ai có nhu cầu nắm giữ, nhưng với Bitcoin thì khác, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, nhà đầu tư nắm giữ và chấp thuận. Vì vậy, cho dù phần thưởng khối của thợ đào giảm, họ vẫn tiếp tục đào vì giá trị mỗi BTC họ nhận được tăng lên.

Các mốc trong Bitcoin Halving: 

  • Bắt đầu từ 03/01/2009, mạng lưới Bitcoin trung bình cứ mỗi 10 phút đào ra được 50 BTC.
  • Bitcoin Halving số 1 (28/11/2012) kể từ đó có 5,250,000 BTC được tạo ra tức là trung bình cứ mỗi 10 phút đào ra được 25 BTC.
  • Bitcoin Halving số 2 (09/07/2016) kể từ đó có 2,625,000 BTC được tạo ra tức là trung bình cứ mỗi 10 phút đào ra được 12.5 BTC.
  • Bitcoin Halving số 3 (11/05/2020) kể từ đó có 1,312,500 BTC được tạo ra tức là trung bình cứ mỗi 10 phút đào ra được 6.25 BTC.
  • Bitcoin Halving số 64 (Dự kiến năm 2140): Sẽ không còn Bitcoin được đào ra thêm.
Các sự kiện Bitcoin Halving

Ngoài ra, Bitcoin Halving còn được xem là một indicator (chỉ báo) giúp dự đoán đỉnh và đáy của Bitcoin qua mỗi chu kỳ. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết Bitcoin Halving tại đây.

Hướng dẫn trước khi đào Bitcoin

Để đào Bitcoin, nhà đầu tư có nhiều phương pháp khác nhau. Trong năm 2017, khi giá Bitcoin vẫn còn rẻ, có nhiều trang web cho phép kiếm Bitcoin miễn phí qua các nhiệm vụ. Tuy nhiên, các bạn nên cẩn thận vì đa số trang web đều không có độ uy tín cao. Dưới đây là một số phương pháp đào Bitcoin uy tín và được công nhận.

Đầu tiên, thợ đào cần chuẩn bị và xác định:

  • Quy mô muốn đào (Nguồn vốn mình có)
  • Máy đào Bitcoin (Nếu tự vận hành)
  • Ví Bitcoin để trữ Bitcoin sau khi đào
  • Bộ công thức tính toán chi phí/lợi nhuận
  • Kế hoạch sau khi đào Bitcoin

Quy mô đào Bitcoin

  • Solo Mining: Là hình thức nhà đâu tư cá nhân sẽ mua các thiết bị phần cứng để đào như ASIC, GPU, CPU để đào Bitcoin.
  • Mining Pools: Với hình thức Mining Pools, nhà đầu tư cá nhân sẽ tham gia vào một nhóm thợ đào để góp sức mạnh của máy tính và giành phần thưởng. 
  • Cloud Mining: Đây là hình thức giống Mining Pools vì chúng ta sẽ tham gia với nhiều nhà đầu tư khác cùng thuê phần cứng hoặc thuê Hashrate. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không vận hành máy đào mà ủy quyền cho công ty bên thứ 3 và trả một phần chi phí.

Solo Mining và Mining Pools (hoặc Cloud Mining) khá giống nhau vì đều phải đầu tư và vận hành phần cứng để đào. Tuy nhiên, Mining Pools (hoặc Cloud Mining) có lợi thế lớn hơn và rủi ro thấp hơn vì hợp lực của nhiều người thì sức mạnh đào sẽ lớn hơn, tỷ lệ giành được block để đào sẽ cao hơn để chia cho tất cả mọi người tham gia.

Một số bên cung cấp dịch vụ Cloud Mining các bạn có thể tìm hiểu là Binance Cloud Mining, Ecos, Genesis Mining, Bitdeer, F2Pool, Slushpool,...

Top các xưởng đào Bitcoin lớn nhất thế giới

Máy đào Bitcoin

Xét về phần cứng đào, chúng ta có 3 dạng:

  • CPU Mining: CPU là bộ xử lý trung tâm của máy tính ví dụ như CPU Intel, Ryzen,... Tuy nhiên việc đào Bitcoin bằng CPU hiện nay đã không còn hiệu quả bằng GPU (VGA) hoặc máy ASIC.
  • GPU Mining/VGA Mining: Card đồ họa VGA có nhiệm vụ xử lý thông tin về hình ảnh và GPU là các đơn vị xử lý đồ họa trong máy tính để xuất hình nằm trong VGA. So với CPU thì GPU đào Bitcoin hiệu quả hơn do tập trung xử lý một tác vụ còn CPU thì quản lý rất nhiều tác vụ khác nhau nên không hiệu quả.
  • ASIC (Application-specific integrated circuits): Đây là các mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng, cụ thể hơn khai thác Cryptocurrency. Vì vậy mà ASIC được xem là máy đào hiệu quả nhất và được sử dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải Cryptocurrency nào cũng có thể đào bằng ASIC.

Đối với các máy đào ASIC, Coin98 Insights sẽ có các bài viết sâu hơn để bạn tìm hiểu. Máy ASIC sẽ có 2 yếu tố quyết định đến chất lượng bao gồm Hashrate và Efficiency. Hashrate là chỉ số đo lường sức mạnh máy đào còn Efficiency là hiệu suất chuyển điện năng thành coin.

Hiện nay có nhiều công ty sản xuất máy đào ASIC như Bitmain (Antminer), Halong Mining (DragonMint), Avalon Miner, Innosilicon, WhatsMiner,...

Xưởng đào Bitcoin

Sau khi đã có được BTC, để rút cũng như mua bán, các bạn cần chuẩn bị:

  • Ví Crypto: Sử dụng để lưu trữ và rút BTC về sau khi đào thành công.
  • Tài khoản sàn: Dùng để trade BTC kiếm lợi nhuận.

Ví Bitcoin

Để lưu trữ Bitcoin, thợ đào cần chuẩn bị ví Bitcoin. Dưới đây, bài viết sẽ đề cập đến ví Non-custodial (Ví không lưu kí), đây là loại ví an toàn nhất để nhà đầu tư toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của họ.

Giống như tài khoản ngân hàng, bạn sẽ thường cân nhắc xem nó có uy tín hay không. Ví Bitcoin cũng thế, bạn cũng cần phải biết được những loại ví nào uy tín để gửi BTC vào. Có 6 thuật ngữ để phân biệt các ví, chia thành 2 đặc điểm.

Theo quyền kiểm soát tài sản:

  • Ví non-custodial (ví không lưu kí) là loại ví truy cập bằng private key hoặc passphrase. Đối với ví này, nếu bạn mất Passphrase, ứng dụng hỗ trợ tạo cũng không thể hỗ trợ bạn lấy lại tài sản, nhưng loại ví này cho bạn toàn quyền kiểm soát tài sản mình. Đại diện là Coin98 Super App, Trust, SafePal, Ledger, Trezor...
  • Ví custodial (ví lưu kí) là ví của một tổ chức thứ 3 hỗ trợ bạn lưu trữ tài sản, ví sàn là một dạng này. Bạn sẽ đăng nhập bằng email và mật khẩu, nếu mất mật khẩu bạn có thể xác thực để đăng nhập. Tuy nhiên nếu sàn sập, bạn sẽ mất tài sản như trường hợp của FTX. Đại diện là ví sàn Binance, OKX, Bybit, Coinbase,... hoặc các tổ chức lưu ký crypto như BitGo, FreeWallet, Cobo Wallet,...

Theo khả năng kết nối Internet

  • Ví nóng (Ví mềm) là các loại ví phần mềm có thể kết nối với Internet như ví phần mềm PC, ví tiện ích mở rộng của trình duyệt, ví web, ví ứng dụng điện thoại. Đại diện cho các ví này là các ví Non-custodial được đề cập phía trên như Coin98, Trust vì hiện tại các dự án đã hỗ trợ nhiều phiên bản như trình duyệt, điện thoại,... nhưng sẽ loại đi ví Ledger hay Trezor vì chúng là ví Non-custodial nhưng là ví cứng (ví lạnh).
  • Ví lạnh (Ví cứng) là những ví vật lý có thể cầm được trên tay và không được kết nối với Internet. Thông thường, ví lạnh phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ít khi phải giao dịch, vì mỗi lần giao dịch là khá tốn công. Nhưng đổi lại, độ an toàn của ví lạnh là cực cao vì khó gặp phải Malware qua Internet. Thông thường các ví ví lạnh (ví cứng) cũng là ví Non-custodial như Ledger, Trezor, SafePal…

Công thức tính chi phí đào Bitcoin

Nhìn chung, công thức tính toán lợi nhuận sẽ không cố định. Nếu bạn sử dụng dịch vụ của Mining Pools, họ sẽ tính sẵn lợi nhuận. Công thức dưới đây sẽ dành cho các bạn tự vận hành xưởng đào.

Công thức dành cho thợ đào Bitcoin

Trong đó phần doanh thu sẽ bị ảnh hưởng bởi các chỉ số:

  • Hashrate của máy: Phụ thuộc vào máy bạn đã đầu tư
  • Block Reward: Đây là phần thưởng của mạng lưới Bitcoin sẽ giảm đi 1 nửa sau mỗi 4 năm
  • Transaction Fees: Phí của mạng lưới Bitcoin
  • BTC Price: Giá của Bitcoin

Phần chi phí sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Chi phí nhân sự
  • Chi phí thuê kho bãi
  • Chi phí điện
  • Chi phí bảo trì máy đào
  • Chi phí nâng cấp máy đào 

Nhìn chung, để đào được Bitcoin hiệu quả và có lợi bạn cần xác định được quy mô cũng như có thể phát triển chúng theo quy mô lớn thì mới có đủ sức cạnh tranh. Nếu không, máy đào của bạn sẽ sớm bị “lỗ thời” do chúng bị yếu đi và không còn đủ sức cạnh tranh.

Đó là lý do có có thuật ngữ “Bitcoin Shutdown Price” dành cho các máy đào đã cũ, sức đào yếu. Nếu giá Bitcoin chạm một ngưỡng nhất định, họ phải tắt máy đào do chi phí điện cao hơn số lượng BTC máy có thể đào.

Bitcoin Shutdown Price

Kế hoạch sau khi đào Bitcoin

Sau khi đào Bitcoin, bạn có thể:

  • Bán một phần Bitcoin để trang trải chi phí.
  • Hold một phần Bitcoin cho để nắm giữ trong dài hạn.
  • Sử dụng một phần Bitcoin để giao dịch Spot hoặc Phái sinh trên sàn.

Tổng kết 

Trước năm 2020, đào coin là hoạt động rất phổ biến ở thị trường để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, kể từ lúc thị trường downtrend trong năm 2022 cộng với sự dịch chuyển của nhiều blockchain từ Proof of Work sang Proof of Stake, rất nhiều thợ đào, xưởng đào đã phải dừng hoạt động vì không còn lợi nhuận.

Hoạt động đào coin hiện tại phù hợp với những xưởng đào lớn, họ có thể tối ưu hoá hơn về nhân công, chi phí sửa chữa cũng như tiền điện. Đối với cá nhân nhỏ lẻ, các bạn có thể tìm đến nhiều hình thức kiếm lợi nhuận khác như staking, tham gia sâu vào các hoạt động của DeFi.

Thông tin liên hệ


: coin46
:
:
:
: