Đặt banner 324 x 100

Bếp chay ngon đảm bảo dinh dưỡng


Chế độ ăn chay rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Tuy nhiên, nó không phù hợp với trẻ em dưới 18 tuổi. Sau đây bếp chay ngon đảm bảo dinh dưỡng sẽ chia sẽ những đối tượng không nên áp dụng phương pháp ăn này.

Những ai nên ăn chay?

Có những người ăn chay khoẻ mạnh, sống lâu, ít bệnh tật nhưng cũng có một số người lại bị gầy còm, ốm yếu, xanh xao. Vậy ăn chay tốt hay không tốt?
Có rất nhiều kiểu ăn chay:
- Ăn chay thuần tuý (tuyệt đối): Chỉ ăn rau, trái cây, ngũ cốc, đậu đỗ, kiêng hẳn các thức ăn từ động vật kể cả các sản phẩm của động vật như trứng, sữa, bơ, pho-mát.
- Ăn chay không tuyệt đối: Vẫn ăn trứng, sữa và các sản phẩm của sữa như bơ, pho-mát.
- Ăn chay bán phần: Chỉ kiêng thịt còn vẫn ăn cá, thuỷ hải sản, hoặc chỉ kiêng thịt đỏ (thịt bò, lợn...), thỉnh thoảng vẫn ăn thịt gia cầm.

Ích lợi của việc ăn chay
Ăn chay rất tốt cho sức khoẻ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tật, điển hình là:
- Ít có nguy cơ bị thừa cân - béo phì, cũng vì thế mà ít mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, sỏi mật, xương khớp, ung thư...
- Giảm huyết áp, ít có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, không bị tăng mỡ máu, giảm bệnh nhồi máu cơ tim do xơ vữa mạch vành.

- Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Người ăn chay thải canxi, oxalat, axít uric ra nước tiểu ít hơn người không ăn chay do đó ít bị sỏi thận hơn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư do thức ăn chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo.
- Giảm các bệnh về xương khớp, nhất là bệnh loãng xương, vì thức ăn chay chủ yếu cung cấp chất đạm là đậu tương.
Những hạn chế của ăn chay
Ăn chay cũng có những mặt trái của nó: Có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin B12 (vitamin này chỉ có trong thịt và các thức ăn nguồn gốc động vật); thiếu sắt, đồng, kẽm ... vì các vi chất này chỉ có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật. Trong thức ăn thực vật cũng có sắt, kẽm nhưng giá trị sinh học không cao và rất khó hấp thu.
Những người nên ăn chay
Người thừa cân - béo phì, hoặc có nguy cơ bị thừa cân - béo phì: Khi chuyển chế độ ăn chay thường có thay đổi về lối sống, hướng tới việc tập Yoga, thiền, không hút thuốc, uống rượu.
Người bị bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loan chuyển hóa mỡ máu.
Người bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương nhất là phụ nữ tuổi từ 40 trở lên.
Người bị suy thận, sỏi thận.
Người già từ 60 tuổi trở lên đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.
Những người không nên ăn chay
Trẻ em dưới 18 tuổi không nên ăn chay vì chế độ ăn này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Phụ nữ có thai, cho con bú, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là những đối tượng không nên ăn chay. Đối với nam giới tuổi dưới 50-60 cũng vậy.
Trong chế độ ăn chay, chất đạm chủ yếu là từ đậu tương, mà trong đậu tương hàm lượng oestrogen (nội tiết tố chủ yếu của nữ giới) thực vật cao, do đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến nam tính. Nói như vậy cũng không có nghĩa là nam giới không được ăn đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương mà không nên dùng quá nhiều như người ăn chay tuyệt đối.
Như vậy, ăn chay tốt cho sức khoẻ nhưng cũng không nên ăn chay tuyệt đối, mà nên ăn chay bán phần, hoặc ăn chay tương đối. Có như vậy mới đảm bảo sức khoẻ và phòng chống được bệnh tật.