Đặt banner 324 x 100

Sở hữu ngay sản phẩm van cửa phai điện nhập nhẩu chính hãng tại Hồng Hà


Van cửa phai điện có cấu tạo gần giống các loại van cửa phai thông thường được dùng để điều tiết lưu lượng nước tại các cửa sông, kênh, mương dẫn nước. Ở đây van được lắp thêm động cơ điện để điều khiển thay vì dùng  bằng tay quay, thường sử dụng cho những van có kích thước lớn hoặc những nơi có vị trí lắp đặt xa.

Máy nâng bao gồm hộp số, 2 đầu vào gắn mô tơ và tay quay. Đầu ra kết nối trục vít me nâng hạ cánh van cửa phai

  • Khi vận hành tự động: Động cơ điện làm việc theo tín hiệu điều khiển
  • Khi vận hành thủ công: người vận hành dùng tay quay đóng/mở van

Cấu tạo của van cửa phai tự động điều khiển điện

– Bộ phận cơ khí
 
+ Khung van cửa phai
 
+ Cánh van cửa phai
 
+ Trục nâng van cửa phai
 
+ Hệ thống dẫn hướng
 
+ Gioăng làm kín nước
 
–  Bộ phận truyền động điều khiển
 
+ Hộp số nâng van cửa phai
 
+ Động cơ điện
 
+ Cảm biến, công tắc giới hạn hành trình van
 
+ Hệ thống điều khiển van cửa phai

Ưu điểm của van cửa phai tự động điều khiển động cơ điện:

+ Đảm bảo độ kín, khít

+ Vận hành tự động hiệu quả

+ Tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành

+ Dễ dàng tự động hóa hệ thống

+ Có thể điều khiển trực tiếp thông qua trung tâm điều khiển

+ Hành trình đóng mở nhanh hơn nhiều so với vận hành tay

+ Không phụ thuộc vào sức của công nhân vận hành

+ Độ ổn định, tin cậy cao.

Nhược điểm của van cửa phai tự động điều khiển động cơ điện

+ Chi phí giá thành cao đầu tư ban đầu cao

+ Thường xuyên định kỳ, bảo dưỡng hệ thống

+ Khó thực hiện khi xa nguồn điện

+ Phụ thuộc vào tiêu chuẩn nhà sản xuất

Vấn đề kiểm tra, vận hành và bảo trì Van cửa phai

Kiểm tra van cửa phai trước khi vận hành:

Sau khi việc lắp đặt van cửa phai hoàn thành và trước khi đưa vào sử dụng, cần kiểm tra và vận hành van cửa phai để xem việc lắp đặt van đã đạt được tiêu chuẩn chưa? Trước khi tiến hành vận hành van cửa phai cần đảm bảo không có bất kỳ một ngoại vật nào lọt vào khe trượt, khung van, trên ren của trục vít. Việc có dị vật rơi vào khe trượt khung van khi vận hành có thể dẫn tới hư hỏng một số bộ phận: rách gioăng cao su, kẹt van, sước sát, hỏng hóc van... Cần bôi nhẹ mỡ dầu vào trục vít, điều này giúp cho việc vận hành được trơn tru hơn và triệt tiếng ồn gây ra do ma sát giữa trục vít và bạc ren.

Vận hành van cửa phai:

Vận hành van cửa phai hết sức đơn giản.
 
Vận hành van cửa phai được chia thành 2 loại:
 
+ Van cửa phai vận hành bằng tay,
 
+ Van cửa phai vận hành bằng điện

* Van cửa phai vận hành bằng tay:

Van cửa phai vận hành bằng tay gồm 2 loại: Van cửa phai vận hành bằng tay quay trực tiếp gắn trục van (van cửa phai vận hành bằng trục vít, ổ vít) và van cửa phai dùng máy nâng hạ vận hành bằng máy nâng hạ bằng tay. Cở bản việc vận hành 2 loại này là giống nhau.
 
Với van cửa phai vận hành bằng tay quay: xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ để đóng van cửa phai, và xoay theo chiều ngược kim đồng hồ để mở van cửa phai. Cần đóng, mở van hết hành trình để kiểm tra độ kín khít của van, gioăng cao su có tiếp xúc hoàn toàn vơi khung van?
 
Với van cửa phai dùng máy nâng hạ vận hành bằng tay: Chúng ta vặn tay quay của máy nâng hạ van cửa phai theo chiều kim đồng hồ để mở van cửa phai và theo ngược chiều kim đồng hồ để đóng van cửa phai. Việc sử dụng máy nâng hạ van cửa phai bằng tay được áp dụng cho các van có kích thước trung bình (từ 800 – 1500 mm). Nó giúp cho việc vận hành được nhẹ nhàng hơn, giảm sức lực cho người vận hành. Máy nâng hạ (đóng mở) van cửa phai có tỉ số truyền càng lớn, thì việc nâng hạ hạ van càng nhẹ nhàng.
 
Van cửa phai vận hành bằng điện Với van cửa phai vận hành bằng điện, chúng ta có hai chế độ vận hành: Chế độ tự động (Automatic) và vận hành bằng tay (Man). + Chế độ tự động: Với chế độ vận hành tự động, người điều hành chỉ việc chuyển công tắc sang chế độ tự động, khi đó van sẽ tự
 
+ Chế độ vận hành bằng tay: Người vận hành sẽ thao tác đóng, mở, dừng van bằng các công tắc điện trên tủ điện. động vận hành theo các tín hiệu được cài đặt trước (mực nước hạ nguồn, mực nước thượng nguồn).

Kiểm tra độ kín nước của van cửa phai

Sau khi kiểm tra, vận hành van không tải (không có nước), chúng ta đóng cửa van hoàn toàn và tiến hành tháo nước vào đường ống cống lắp đặt van. Lượng nước cần để toàn bộ phần van ngăn cống được tiếp xúc với nước để kiểm tra độ kín khít (rò rỉ) của van cửa phai. sau khi tháo nước ngập đường ống cống, chúng ta quan sát phí mặt sau của van để kiểm tra độ rò rỉ. Độ rò rỉ của van cửa phai phải đáp ứng tiêu chuẩn TCVN8298:2009: Khi cửa van làm việc với cột nước tính toán, lượng rò rỉ nước trên 1 mét chiều dài gioăng chắn nước không nên vượt quá 0,1 L/s. Với van cửa phai do PENDIN sản xuất, nếu việc lắp đặt đúng kỹ thuật thì độ kín khít đạt 100%. (sau khi tháo nước đầy đường ống cống, kiểm tra mặt sau van không thấy có nước rò rỉ).