Đặt banner 324 x 100

Trường huấn luyện chó nghiệp vụ Gia Lai uy tín nhất


     Vài năm trở lại đây xu hướng huấn luyện chó đang dần trở nên phổ biến. Rất nhiều người đưa cún cưng của mình đến các trường huấn luyện chó nghiệp vụ Gia Lai vụ với mục đích giúp chúng phát triển tốt hơn, nhưng cũng có nhiều người chỉ đua đòi theo phong trào. Vậy tại sao nên huấn luyện chó? Điều đó có thật sự cần thiết không?

Thiếu kiến thức tối thiểu về tâm sinh lý chó

- Chó là con vật có hệ thần kinh cao cấp, biết buồn, vui, giận hờn, ghen tỵ...như con người nên chúng ta không thể đối xử với chó như lợn, gà. Chúng  ta cần phải đối xử với chó gần như với một con người thực sự: yêu quý, quan tâm, dạy dỗ đúng cách, nghiêm túc và khoa học. Đặc biệt, quá trình dạy dỗ chó phải nhất quán, không được nửa vời và nhất là phải có uy với nó.

- Về dinh dưỡng, chó là động vật ăn thịt, không ăn đạm thực vật, ít ăn rau, ăn nhạt hơn người và luôn cần nước sạch. Chú ý, chó đang tuổi lớn thức ăn phải đủ can xi và vitamin cần thiết, lượng thức ăn phải tăng dần cho đến khi chó hết tuổi lớn. Mặt khác, chủ không nên cho chó ăn thịt sống vừa không hợp vệ sinh, vừa tăng thêm tính hung dữ của chó.

- Chó chịu rét tốt hơn chịu nóng. Mùa hè chó hô hấp rất mạnh. Chuồng chó cần thoáng đãng nhưng phải đảm bảo không để nắng gay gắt chiếu vào hay gió lạnh lùa qua.

- Chó rất cần được vận động phù hợp, không nên nhốt trong cũi hoặc xích cổ liên tục.

- Chó cũng cần được gần gũi, tương tác với chủ. Hàng vạn năm nay chó nhà tiến hoá từ chó sói là vì nó luôn luôn được sống, vui chơi và làm việc cùng với con  người. Vì vậy, chó đặc biệt thích được vui chơi giải trí, nhất là vui chơi với chủ. Những con chó ham chơi là những con chó có thần kinh năng động và rất thông minh.

- Chó có tính sở hữu rất cao. Biểu hiện của nó là sở hữu thức ăn, đồ chơi, lãnh thổ, kể cả sở hữu chủ (thể hiện ở sự trung thành). Nếu chủ không biết đặc điểm này sẽ không thể nuôi dạy con chó của mình tốt được.

- Ở các nước phát triển, những con chó không xác định làm giống thường bị thiến, nhất là đối với những giống chó dữ. Đây là việc làm rất khoa học, chó khoẻ mạnh hơn, an toàn hơn và không bị áp lực sinh lý bức xúc gây mất kiểm soát.

Chọn sai giống

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng mà rất nhiều người mắc phải. Trong hơn 400 giống chó mà con người lai tạo ra, chúng khác nhau không chỉ về hình thức mà chúng còn khác nhau về nhiều đặc tính: thần kinh, sức mạnh, thói quen, năng lực làm việc, khả năng thích nghi môi trường...

Các giống chó có những ưu điểm và khuyết điểm không giống nhau. Nhiều giống chó được lai tạo để thực hiện một công việc, một mục đích nhất định của con người nên nó cũng đòi hỏi được nuôi dưỡng, sinh hoạt trong những môi trường phù hợp tâm sinh lý riêng của chúng.

Thực tế ở Việt Nam, rất nhiều người chỉ nuôi giống chó mà mình thích, không quan tâm đến việc nó có thích nghi, phù hợp với điều kiện, môi trường và không gian sống của chủ hay không.

Ví dụ, con chó đòi hỏi phải được vận động cường độ cao như các loại chó săn lớn, chó làm việc, chó dữ (Phú Quốc, Xoáy Thái, Doberman, Greadane, Malinois, Béc giê Đức, Ngao Tạng…) lại ở nhà chật hẹp, đông người, nhiều trẻ con hiếu động…thì rất nguy hiểm.

Ở các nước phát triển, muốn nuôi chó người ta thường hỏi tư vấn chuyên nghiệp xem nên nuôi giống chó nào, nuôi thế nào cho tốt nhất…Thậm chí, một số nơi còn có những quy định về không gian tối thiểu cho một số giống chó mà nếu người chủ không thực hiện được sẽ bị phạt nặng và không được nuôi.

Chọn sai tuổi

Nuôi một con chó từ nhỏ đương nhiên cũng có một số khó khăn nhưng sẽ là vô cùng cần thiết, vô cùng đúng đắn nếu đó là những con chó giống dữ. Nuôi từ nhỏ ta sẽ dễ dàng tạo được mối quan hệ gần gũi thân thiện vì lúc đó, tính hung dữ của chó chưa phát triển. Chó sẽ có thói quen phục tùng chủ và gia đình, chủ và chó hiểu nhau hơn, chủ dễ dạy dỗ, giáo dục chó hơn.

 

Nếu mua con chó đã lớn tuổi (1 năm trở lên) và là giống chó dữ sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khó bị chủ mới khuất phục, nghe theo. Thậm chí, con chó đó có vấn đề về sức khoẻ, về thần kinh không khắc phục được nên mới bị chủ cũ bán đi khi đã lớn.

Dạy sai cách

Người chủ chiều chó gần như vô điều kiện hoặc quá nghiêm khắc và thô bạo đối với chó đều nhận được các hậu quả tiêu cực. Nhiều trường hợp do giáo dục sai cách khiến chó hiểu sai vị trí của nó trong gia đình, không tôn trọng chủ là nguyên nhân dẫn đến việc cắn chủ sau này.

Không đủ điều kiện nuôi

Người nuôi không có kỹ năng và kiến thức tối thiểu để hiểu và nuôi dạy chó con chó của mình; không đủ điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng chăm sóc chó; không có đủ cơ sở hạ tầng tối thiểu để nuôi dưỡng chó; nuôi chó luộm thuộm, mất vệ sinh. Đặc biệt là người nuôi không có thời gian để gần gũi chăm sóc chó. Nếu không đủ điều kiện như vậy mà vẫn nuôi chó thì khó có con chó nào có thể yêu quý tuyệt đối trung thành với chủ, nhất là đối với những giống chó dữ.

 

Thông tin liên hệ


: nhi4527100012.
:
:
:
: