Đặt banner 324 x 100

Cách Brainstorm thông thái không ai ngờ


Thật không đơn giản khi bạn phải thường xuyên đưa ra ý tưởng mới hấp dẫn, nhất là với tính chất công việc yêu cầu sự sáng tạo mỗi ngày. Lúc này, Brainstorm chính là giải pháp khả thi
Bạn đã cạn kiệt ý tưởng sáng tạo? Bạn không nghĩ ra được giải pháp nào? Bạn cảm thấy mình không có nội dung gì để viết?... Tuy nhiên, hàng tá KPI đang chờ bạn thực hiện. Vậy làm thế nào để giải quyết những điều này? Lời giải chính là Brainstorm. Hãy tiếp tục khám phá thông tin bên dưới của Navigos Search để hiểu rõ Brainstorm là gì và cách Brainstorm hiệu quả nhé!

1. Brainstorm là gì?

Brainstorm (động não) là đưa ra những ý tưởng, giải pháp cho một vấn đề chính thông qua việc thảo luận nhóm chuyên sâu. Khi Brainstorm, từng cá nhân đều được phát biểu suy nghĩ, đề xuất ý tưởng và thảo luận để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Brainstorm được hiểu là động não

2. Brainstorm có vai trò quan trọng như thế nào trong hoạt động nhóm và cá nhân?

Hầu hết các công ty hiện nay đều lựa chọn hoạt động làm việc nhóm để có được ý tưởng sáng tạo độc đáo từ nhiều đối tượng khác nhau. Những dẫn dắt của quan điểm này sẽ củng cố cho ý kiến kia và từ đó xây dựng lên tập thể vững mạnh, sáng tạo không ngừng.

Năng suất hoạt động nhóm luôn tác động đến vấn đề đưa ra ý kiến của mỗi cá nhân. Nếu không có Brainstorm thì mọi người sẽ không phát huy hết ý tưởng sáng tạo, không có sự lắng nghe và củng cố ý tưởng cho nhau, từ đó giảm hiệu quả công việc.
Còn đối với cá nhân, Brainstorm cũng rất cần thiết. Chẳng hạn như bạn đang có rất nhiều ý tưởng, dẫn đến những mâu thuẫn nghịch lý và rất khó lựa chọn. Hoạt động Brainstorm sẽ giúp phân tích, so sánh và đi đến kết luận cuối cùng tốt nhất.

3. Những công việc cần đến Brainstorm nhiều hơn

Brainstorm được sử dụng để giải quyết vấn đề và phương pháp này phù hợp với nhiều công việc như:
 

Content – Marketing

Content Marketing là loại hình tiếp thị sản phẩm, nội dung có giá trị để thu hút một đối tượng nào đó nhằm sinh lợi nhuận từ khách hàng. Content ở đây không đơn thuần là văn bản, bài viết mà còn là blog, hình ảnh, video,... Đó là lý vì sao công việc này rất cần đến Brainstorm để nảy sinh ý tưởng mới lạ, tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ khác trên thị trường.
 

Quảng cáo

Sự sáng tạo làm kích thích sự tò mò và quan tâm về thương hiệu trong quảng cáo đó. Các lời thoại quảng cáo thông minh, màu sắc khác biệt, âm nhạc ấn tượng dễ nhớ,... giúp gây ấn tượng với người xem, tạo nên trải nghiệm tốt. Đây là yêu cầu cần có để thu hút khách hàng và cạnh tranh với thương hiệu khác dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo.
 

Thiết kế – nghệ thuật

Để có được sản phẩm thiết kế và nghệ thuật mới khác biệt, bạn phải suy nghĩ để đưa ra ý tưởng và sử dụng các cách thức để biến ý tưởng đó trở thành bản thiết kế cụ thể. Vận dụng Brainstorm sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn về ý tưởng, phát huy sự độc đáo và mang lại hiệu quả cao trong công việc.
 

Kinh doanh

Người làm kinh doanh cũng cần đến Brainstorm để đưa ra ý tưởng mới lạ, đổi mới chiến lược nhằm hướng đến đối tượng khách hàng phù hợp. Không chỉ thế, Brainstorm còn được áp dụng để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề, sự cố một cách nhanh chóng và phù hợp.

Đa số các ngành nghề hiện nay đều cần đến Brainstorm

 

4. Kỹ thuật Brainstorm hiệu quả

Để đạt được kết quả tốt khi Brainstorm, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
 

Bước 1: Xác định vấn đề cần Brainstorm

Dù tiến hành Brainstorming theo nhóm hay cá nhân, điều cần làm đầu tiên là xác định vấn đề cần giải quyết, điểm vướng nào cần tháo gỡ, nên áp dụng quy trình giải quyết ra sao,... Mục đích của Brainstorming là tìm ra giải pháp hay câu trả lời cho những câu hỏi, vấn đề được đưa ra.

QUẢNG CÁO

Bước 2: Nắm rõ quy định trong quá trình Brainstorming

Nếu Brainstorm theo nhóm, hãy xác định người làm trưởng nhóm, thư ký ghi chép ý tưởng và thảo luận của mọi người. Lúc này, trưởng nhóm sẽ chỉ đạo toàn bộ buổi Brainstorm. Bạn và cả nhóm cần nắm rõ một số quy tắc cần được thoả thuận trước như: lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau, thời gian tiến hành, phản hồi ý kiến,... Còn đối với mỗi cá nhân, hãy tự đặt ra quy tắc riêng để tập trung động não.
 

Bước 3: Chia sẻ, ghi chép lại ý kiến

Trong quá trình Brainstorming theo nhóm, hãy để từng người chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của mình và thư ký là người ghi chép toàn bộ ý kiến của mọi người. Các thành viên khác cũng có thể ghi lại và sau đó bình luận, đánh giá ý kiến của những người còn lại.
 

Bước 4: Sàng lọc và lựa chọn ý tưởng

Khi tất cả mọi người hay cá nhân chia sẻ ý kiến xong, hãy cẩn thận xem xét và đánh giá chúng rồi gộp ý giống nhau, loại bỏ ý tưởng không hữu hiệu. Cuối cùng, cả nhóm cùng thảo luận kỹ lưỡng và lựa chọn phương án khả thi nhất.
 

Bước 5: Đánh giá, phát triển và kết luận

Cuối cùng, mọi người cần một lần nữa đánh giá ý tưởng để quyết định ý tưởng cuối cùng. Ý tưởng này sẽ được triển khai và có kết quả rõ ràng. Bạn và cả nhóm sẽ rút ra kết luận, kinh nghiệm cho những lần sau.



Như vậy, bài viết trên đây của Navigos Search đã giải đáp rõ Brainstorm là gì và vấn đề quan trọng kèm theo. Bạn hãy tham khảo kỹ để áp dụng kỹ thuật Brainstorm đúng cách nhé.

Thông tin liên hệ


: NavigosSearch
:
:
:
: