Đặt banner 324 x 100

Bảo vệ môi trường bằng đồ Second-hand: Xu hướng của giới trẻ


Quần áo “secondhand” – xu hướng Diển đàn thời trang bảo vệ môi trường
[​IMG]

Đồ secondhand được rất nhiều người ưa chuộng tìm mua

“Sống xanh” không chỉ là ngưng xả rác bừa bãi, nói không với đồ nhựa, túi nilon... mà nhiều người đã thay đổi cả thói quen ăn mặc theo xu hướng sử dụng quần áo "secondhand" để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường.

Nhắc đến quần áo “secondhand” hay còn được gọi là hàng thùng, đồ si, quần áo sida... người ta thường nghĩ về sự đổ đống khổng lồ của “núi quần áo” rẻ bèo mà người mua phải ngồi xới tung để chọn lựa. Tuy nhiên, ngày nay, quần áo secondhand đã được “nâng cấp” về chất lượng, trở thành là xu hướng Diển đàn thời trang mới được nhiều người yêu thích bởi giá thành rẻ, phong cách “độc” và “lạ”.

[​IMG]Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, đồ secondhand là những mặt hàng quần áo đã qua sử dụng, được bán lại với mức giá rẻ hơn so với ban đầu. Chúng thường có xuất xứ từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… và rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng. Thuật ngữ "secondhand" ở nước ta còn có tên gọi khác là "đồ si". Đặc biệt, khoảng thời gian gần đây Diển đàn thời trang secondhand" đang ngày càng trở nên thịnh hành hơn tại Việt Nam.

Dạo một vòng quanh thành phố Việt Trì, không khó nhận ra các cửa hàng đồ secondhand được bài trí khá bắt mắt, ấn tượng. Mỗi nơi đều theo đuổi phong cách Diển đàn thời trang riêng, với các chủng loại, mẫu mã, kích cỡ phù hợp với mọi lứa tuổi và giá cả phải chăng... Thậm chí, nhiều sản phẩm còn khá mới nhưng có giá rẻ hơn rất nhiều so với một sản phẩm cùng loại nhưng còn nguyên tem mác. Bên cạnh giá thành rẻ, điều đặc biệt khác của đồ secondhand là sự độc đáo trong phong cách, kiểu dáng bởi mặt hàng này không phải là sản phẩm được sản xuất hàng loạt, mỗi sản phẩm thường chỉ có duy nhất một chiếc. Để đến được tay người dùng, đồ secondhand phải trải qua rất nhiều quy trình từ chọn lựa sản phẩm đến chỉnh sửa các lỗi rồi giặt, hấp sấy và là phẳng.


[​IMG]Quần áo secondhand được chọn lựa kỹ càng, chỉnh sửa các lỗi, giặt, hấp sấy và là phẳng mới được bày bán

Chị Nguyễn Kim Ngọc (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) cho biết chị là khách quen của các cửa hàng đồ secondhand, nhất là những nơi bán quần áo ấm. “Đồ len hay áo khoác nếu mua mới thì giá thành rất cao nên tôi thường tìm mua hàng secondhand. Không chỉ bảo đảm tiêu chí rẻ, đẹp, chất lượng mà nhiều sản phẩm còn khó tìm thấy trên thị trường. Như vậy nên mùa đông năm nào tôi cũng có đồ “mới” diện với chi phí thấp”, chị Ngọc hồ hởi nói.

Theo Wikipedia, ngành công nghiệp Diển đàn thời trang là một trong những ngành công nhiệp gây ô nhiễm trên thế giới. Việc sản xuất và phân bổ các nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp Diển đàn thời trang đều gây ô nhiễm môi trường, bao gồm nhiều dạng ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất. Để sản xuất quần áo như hiện nay thì một lượng lớn năng lượng, nước và nguồn tài nguyên khác đã được sử dụng để làm ra trang phục. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ước tính phải mất 7.000 lít nước để sản xuất 1 chiếc quần jeans hay 2.700 lít nước cho một chiếc áo sơ mi. Hầu hết các sản phẩm này đều được làm từ chất liệu tổng hợp, được nhuộm màu không thể tự phân hủy, các hóa chất có thể ngấm vào mạch nước ngầm cũng như các nguyên liệu nylon, polyester... có nguồn gốc từ dầu mỏ phải mất hàng trăm năm để phân huỷ.

Chị Đặng Thị Nhung – chủ cửa hàng Ohara Vintage (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) cho biết: “Tôi kinh doanh quần áo secondhand không chỉ vì niềm đam mê với Diển đàn thời trang mà còn muốn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường tới mọi người bởi ngành công nghiệp Diển đàn thời trang là một trong những ngành ô nhiễm nhất thế giới. Vì vậy, tôi hy vọng với cửa hàng của mình, tôi có thể góp sức nhỏ bảo vệ môi trường, để mỗi người đều có thể mặc đồ đẹp đồng thời có thể góp phần giảm thiểu rác thải từ quần áo cũ”.

[​IMG]Nhiều người coi việc sử dụng quần áo secondhand là một việc làm ý nghĩa để bảo vệ môi trường

Với tâm lý mua sắm của nhiều người, phần lớn đồ may mặc trên thực tế không được mặc nhiều hoặc bị vứt bỏ chỉ sau một thời gian ngắn do hỏng, không vừa nữa hoặc “lỗi mốt”. Nếu không có phương án xử lý phù hợp, hầu hết quần áo bị vứt bỏ sẽ đi đến các bãi rác. Tuy nhiên, khi chôn lấp, vải nhuộm và sợi tổng hợp khó phân hủy không khác gì rác thải nhựa. Thiêu hủy quần áo lại càng thải ra môi trường các loại khí thải, đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu làm Trái đất nóng lên. Nếu xu hướng “mua nhiều nhưng dùng chẳng bao nhiêu” như vậy tiếp diễn, con người sẽ vẫn là “tội đồ” chính làm tổn hại môi trường sống của mình.

Chị Lê Thu Trang (phường Minh Nông, thành phố Việt Trì) chia sẻ: “Trong thời điểm dịch bệnh và khó khăn về kinh tế cần thắt chặt chi tiêu thì việc lựa chọn những sản phẩm vừa rẻ vừa đẹp, vừa độc lại vừa túi tiền đó là một sự lựa chọn tối ưu. Tôi thường mua đồ secondhand về và cắt may lại theo sở thích, số đo của mình. Sử dụng đồ secondhand không chỉ bảo vệ môi trường mà còn có thể tiết kiệm được rất nhiều từ việc mua sắm”.

Có thể nói, quan điểm mua sắm mới đã đưa đồ secondhand trở thành một xu hướng Diển đàn thời trang hiện nay cũng là một cách làm ý nghĩa để cùng chung tay bảo vệ môi trường từ những việc làm gần nhất, dễ nhất mà bản thân có thể.
Liên hệ 45cm để thanh lý nhiều món đồ cũ - chung tay bảo vệ môi trường cùng 45cm