Đặt banner 324 x 100

Cải thiện lười ăn ở bé nhờ cách gì hiệu quả nhất?


Các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ bị biếng ăn do vấn đề tiêu hóa là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem bé lười ăn phải làm thế nào để cải thiện hiệu quả.


CẢI THIỆN LƯỜI ĂN Ở BÉ NHỜ CÁCH GÌ HIỆU QUẢ NHẤT?
Nhiều bố mẹ rất lo lắng và băn khoăn bé lười ăn phải làm thế nào để con ăn uống tốt hơn, không bị thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ nên quan sát bé để tìm ra nguyên nhân, hoặc cho con đi khám tại viện dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo các cách khuyến khích trẻ ăn ngon miệng với các biện pháp như:
Đa dạng thực đơn ăn uống cho trẻ bị lười ăn
Thực hiện một thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết phù hợp với độ tuổi của bé. Bên cạnh đó, mẹ nên trang trí các món ăn bắt mắt, màu sắc hấp dẫn với tạo hình ngộ nghĩnh để trẻ không chỉ ăn đủ dinh dưỡng mà còn ăn uống hào hứng hơn. Đừng bắt trẻ ăn đi ăn lại một vài món ăn mà hãy sắp xếp thực đơn đa dạng đổi bữa cho bé.
Nhận biết khi nào trẻ đã ăn đủ no, không ép con ăn
Bố mẹ không nên lo lắng vì trẻ bị biếng ăn mà ép con ăn dù bé đã từ chối. Thay vào đó, bố mẹ nên kiên nhẫn, giới thiệu cho trẻ những món ăn ngon để trẻ thử ăn những món mới. Việc quát mắng, đánh đập trẻ hay ép bé ăn không giải quyết được vấn đề, ngược lại còn khiến con sợ hãi và hình thành thói quen xấu trong ăn uống khi trẻ lớn lên.
Bổ sung cho bé men vi sinh mỗi ngày
Men vi sinh có chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng cường lợi khuẩn giúp ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa. Trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ ăn uống tốt hơn, phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột hay gặp như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng..
Tuy nhiên, trẻ mấy tuổi dùng được men vi sinh thì tốt? Mẹ có thể cho con dùng men vi sinh ngay từ khi bé được 1 tháng tuổi, duy trì cho con uống liên tục trong 3 tháng để hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.
Tạo cho trẻ những bữa ăn hạnh phúc, vui vẻ
Bé lười ăn phải làm thế nào để khắc phục? Mẹ hãy để trẻ tham gia các bữa ăn gia đình với các thành viên để tận hưởng khoảng thời gian sum vầy, đầm ấm. Việc cho trẻ ăn cùng cả nhà sẽ tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích sự thèm ăn của bé và giúp con ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn. Trẻ sẽ quan sát và bắt chước hành động ăn uống của người lớn, tự giác hơn trong bữa ăn. Mẹ đừng tiếc những lời khen khi thấy bé ăn ngoan và hoàn thành bữa ăn.
Tạo dựng cho trẻ thói quen ăn uống khoa học
Bố mẹ nên xây dựng thời gian biểu ăn uống khoa học với các quy tắc khi ăn để tạo nên thói quen ăn uống tốt cho bé. Việc này không chỉ giúp cải thiện tình trạng trẻ lười ăn mà còn tạo thói quen khi bé lớn lên:
Cho trẻ ăn đúng giờ, từ đó sẽ giúp trẻ tạo thói quen đến bữa cảm thấy đói và có hứng thú khi ăn.
Bổ sung dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, cung cấp đủ chất và năng lượng cho các hoạt động trong ngày của con.
Không kéo dài bữa ăn, chỉ nên cho con ăn trong 30 phút với bữa chính và 20 phút với bữa phụ.
Không cho trẻ xem tivi, máy tính bảng, điện thoại khi ăn để con tập trung vào bữa ăn.
DẤU HIỆU TRẺ BỊ BIẾNG ĂN CHẬM LỚN
Nếu tình trạng trẻ lười ăn thi thoảng xảy ra thì bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn thường xuyên, kéo dài thì bố mẹ cần có biện pháp xử trí ngay để không khiến con bị thiếu chất, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tạo ra thói quen ăn uống xấu ở trẻ.
Một số dấu hiệu đặc trưng của trẻ biếng ăn gồm có:
Trẻ hay quấy khóc, khó chịu, không hợp tác khi ăn.
Trẻ đi ngoài phân ít hơn bình thường, trẻ nhỏ bị táo bón thường xuyên.
Trẻ chậm tăng cân, thậm chí sụt cân (trong 3 tháng) so với bạn bè cùng lứa tuổi.
Trẻ chỉ ăn một số món ăn bé thích và không chịu thử những món ăn mới.
Bữa ăn của bé kéo dài quá 30 phút, ăn ít thức ăn.
Trẻ ăn ngậm không chịu nuốt, hoặc nôn trớ, phun thức ăn.