Đặt banner 324 x 100

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn 


Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn 

Bảng 1. Lượng hàng quy hoạch tại các Cảng cạn hiện hữu trong khu vực

TT

Tên cảng

Địa chỉ

Diện tích (Ha)

Công Suất Thiết kế (Teus)

I

Tp. Hồ Chí Minh

 

101,0

2.900.000

1

Cảng cạn Phước Long

Tp.HCM

35,5

500.000

2

Cảng cạn Transimex

Tp.HCM

9,30

500.000

3

Cảng cạn Tây Nam

Tp.HCM

13,20

800.000

4

Cảng cạn Sotrans

Tp.HCM

10,00

200.000

5

Cảng cạn Phúc Long

Tp.HCM

10,00

300.000

6

Cảng cạn TBS Tân Vạn

Tp.HCM

23,00

600.000

II

Bình Dương

 

50,00

800.000

 

Cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần

Bình Dương

50,00

800.000

III

Đồng Nai

 

133,1

1.705.000

1

Cảng cạn Tân Cảng - Long Bình

Đồng Nai

105,00

1.255.000

2

Cảng cạn Biên Hòa

Đồng Nai

17,00

250.000

3

Cảng cạn Nhơn Trạch

Đồng Nai

11,10

200.000

 

Tổng Cộng

 

284

5.405.000

Mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án cảng cạn. Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi mới nhất

CHƯƠNG II. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC
II.1. Công nghệ khai thác tại Cảng cạn Mộc Bài
II.1.1. Chủng loại hàng hóa qua Cảng cạn Mộc Bài
Hàng hóa thông qua bến chủ yếu là hàng container xuất nhập từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, hàng hóa xuất nhập khẩu từ Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan...

II.1.2. Công nghệ khai thác tại Cảng cạn Mộc Bài
II.1.2.1. Tại bãi container có hàng
Xe nâng chụp Reachsteacker RSD: Sức nâng 45T, năng suất thiết bị đạt 8 ÷ 10 moves/h, số tầng chất xếp 4 tầng với container có hàng, số hàng ngang liên tiếp: 4 ÷ 8 hàng.

Hình 1: Xe nâng RSD bốc xếp Container 

Thông tư hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi

II.1.2.2. Tại bãi container rỗng

Nâng hạ container rỗng sử dụng xe nâng rỗng (RSH) có khả năng xếp container 5÷6 tầng container rỗng, khả năng nâng 7÷10T, trọng lượng khi hoạt động gồm trọng lượng bản thân và container rỗng là 32T.

II.1.2.3. Công tác vận chuyển container giữa các vị trí công nghệ trong bãi

- Công tác vận chuyển container từ bãi chứa đến bãi đóng rút sử dụng đầu kéo và rơ moóc chuyên dụng loại 20¸45 feet;

- Công tác nâng hạ container từ xe xuống bãi và ngược lại sử dụng xe nâng hàng;

- Công tác đóng rút hàng sử dụng xe nâng loại 2¸3T kết hợp bằng chuyền, lao động thủ công.

II.1.2.4. Công tác đóng/rút hàng container

- Tại kho hàng tổng hợp được vận chuyển từ các ô tô vận tải đa năng vào container đối với hàng xuất và ngược lại đối với hàng nhập; hàng tổng hợp rút từ container vào kho đối với hàng nhập và chất đóng container đối với hàng xuất. Công tác đóng /rút hàng và vận chuyển trong kho chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T kết hợp lao động thủ công;

- Tại bãi chất rút, các container được xếp thành từng khối đảm bảo cho xe nâng thực hiện công tác đóng, rút hàng. Công tác đóng/rút hàng và vận chuyển hàng từ bãi vào kho và ngược lại chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T.

Xe nâng đóng rút hàng container

Hình 2: Xe nâng đóng rút hàng Container

II.1.2.5. Công tác kiểm hóa hải quan

Toàn bộ container tại bãi kiểm hóa hải quan được thực hiện kiểm tra trực tiếp gồm các công đoạn: soi chiếu, mở thùng hàng, bốc dỡ hàng để kiểm tra, xếp lại hàng vào container và đóng container. Sử dụng các thiết bị của cảng để nâng hạ. Các công tác bốc xếp hàng trong lúc kiểm tra được thực hiện thủ công. Xin file báo cáo nghiên cứu khả thi

Hình 3: Máy soi Hải quan

II.1.2.6. Dịch vụ sửa chữa vệ sinh container

Thông thường các thùng hàng container sau một quá trình luân chuyển đều phải làm công tác vệ sinh, bảo dưỡng hoặc sửa chữa từ nhỏ đến lớn. Công tác vệ sinh bảo dưỡng container được thực hiện tại khu bãi riêng. Theo số liệu thống kê của các cảng trong khu vực, số container cần phải sửa chữa theo tiêu chuẩn ISO ở mức khoảng 3 – 5% số lượng thùng luân chuyển và hầu hết các container đều có nhu cầu làm vệ sinh, bảo quản, tra bản lề, ổ khoá…Ngoài ra bố trí thêm các vị trí bãi đậu chờ xe (cắt moóc),…

CHƯƠNG III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẶT BẰNG
 CHƯƠNG IV.  QUY MÔ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LOẠI VÀ CẤP CÔNG TRÌNH
IV.1. Quy mô xây dựng
Căn cứ quy hoạch mặt bằng của dự án, quy mô xây dựng Cảng cạn Mộc Bài bao gồm các hạng mục như sau:

- Công trình giao thông:
+ San nền;
+ Đường bãi nội bộ.
- Công trình công nghiệp:
+ Kho hàng số 1, 2, 3, 4; Xưởng sửa chữa; Nhà kiểm hoá;
+ Trạm cung cấp nhiên liệu;
+ Hệ thống cấp điện.
- Công trình dân dụng:
+ Nhà văn phòng cảng; Nhà văn phòng khu kiểm dịch y tế; Nhà để xe;
+ Cổng cảng; Tường rào; Nhà vệ sinh.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật:

+ Hệ thống cấp nước PCCC;
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt;
+ Hệ thống thoát nước mặt;
+ Hệ thống thoát nước thải;
+ Hệ thống chiếu sáng;
+ Hệ thống chống sét.

Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi dự an
IV.2. Loại công trình và cấp công trình
Phân loại công trình áp dụng theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì công trình trên thuộc loại công trình giao thông;

Phân cấp công trình áp dụng theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

- Loại công trình                  :           Công trình giao thông;
- Cấp công trình                   :           Cấp III;
- Tính chất công trình          :           Xây mới.
CHƯƠNG V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG VI. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
VI.1. Tổng mức đầu tư của dự án
- Tổng mức đầu tư của dự án Cảng cạn Mộc Bài bao gồm: chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình; chi phí khác và chi phí dự  phòng:
- Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
- Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình bao gồm: chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra thiết kế tổng mức đầu tư, dự toán công trình; chi phí lập hồ sơ mời thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát lắp đặt thiết bị…
- Chi phí khác bao gồm: phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, lệ phí thẩm định thiết kế, tổng dự toán; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công công trình; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư…
- Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng cạn 

VI.1.1. Các căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư
VI.1.2. Tổng mức đầu tư của Dự án
Trên cơ sở quy mô đầu tư, hạng mục đầu tư, các hạng mục về chi phí đầu tư và các cơ sở tính toán nêu trên, kết quả tính toán tổng mức đầu tư của dự án tổng hợp như sau: