Đặt banner 324 x 100

Thuốc Alfavir Tablet 25mg Tenofovir alafenamid TAF


Thông tin cơ bản về thuốc Alfavir Tablet 25mg

► Tên biệt dược: Alfavir Tablet

► Thành phần hoạt chất bao gồm: Tenofovir alafenamid 25mg

► Dạng bào chế thuốc: Viên nén bao phim

► Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên

► Số đăng ký: VN3-312-21

► Phân loại thuốc: Thuốc điều trị viêm gan B

► Nhà sản xuất: Incepta Pharmaceutical, Ltd – BĂNG LA ĐÉT

Thuốc Alfavir Tablet 25mg là thuốc gì?

Thuốc Alfavir Tablet 25mg có thành phần chính Tenofovir alafenamid 25mg.

Tenofovir alafenamid (viết tắt TAF, tên biệt dược thường gặp VemlidyHepbest, Teravir-AF) là thuốc kháng virus thuộc vào nhóm ức chế phiên mã ngược nucleotide (nucleotide reverse transcriptase inhibitor – NtRTI) dùng để điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi. TAF ngăn cản không cho virus viêm gan nhân lên ở trong cơ thể người từ đó giúp làm giảm tổn thương gan và kiểm soát bệnh.

Thuốc Alfavir Tablet 25mg là loại thuốc chuyên khoa cần phải có các chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên ngành, vậy nên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc. Hơn nữa, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên gan, thận và các cơ quan khác nếu không được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Do đó người bệnh cần phải tái khám định kỳ và không được lạm dụng uống thuốc quá thời gian chỉ định trên đơn mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Trước đây, Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) là một trong những loại thuốc hiệu quả nhất để điều trị VGSV B mạn. Tuy nhiên, trong một số ít các trường hợp, TDF còn có thể gây tác dụng phụ trên cơ quan thận và xương như suy thận, giảm mật độ xương hay loãng xương. TDF và TAF đều là tiền chất của Tenofovir, nhưng TAF còn có thể xâm nhập vào các tế bào gan hiệu quả hơn so với TDF. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy chỉ cần dùng lượng thuốc TAF nhỏ hơn xấp xỉ mười lần so với TDF (để điều trị VGSV B mạn tính, liều lượng thuốc TAF sử dụng hàng ngày là một viên 25 mg, trong khi đó đối với TDF thì cần phải dùng một viên 300 mg) vẫn tạo ra được hiệu quả tiêu diệt siêu vi ở trong tế bào gan tương đương với TDF, nhưng lại gây ra ít tác dụng phụ ở trên thận và xương hơn bởi vì tại các cơ quan này tiếp xúc với liều lượng Tenofovir có ở trong máu ít hơn rất nhiều lần. Vì có độ an toàn và hiệu quả cao, vào tháng 4 năm 2017, Hiệp hội nghiên cứu bệnh lý gan Châu Âu đã khuyến cáo rằng TAF là một trong những lựa chọn đầu tay sử dụng để điều trị VGSV B mạn tính, nhất là đối với người lớn tuổi, người mắc các bệnh thận mạn tính, người loãng xương, giảm mật độ xương hay người có nguy cơ loãng xương.
 

Thuốc Alfavir Tablet có tốt không?

Thuốc Alfavir Tablet 25mg được đánh giá có các ưu và nhược điểm bao gồm:

Ưu điểm

  • Thuốc có thể đạt tác dụng nhanh chóng và dễ hấp thu.
  • Thuốc có dạng bào chế là dạng viên nén nên có thể thuận tiện trong sử dụng bằng đường uống và mang theo bên người.

Nhược điểm

  • Không thích hợp dùng cho các đối tượng có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Alfavir Tablet 25mg sử dụng cho đối tượng nào?

Sử dụng ở trong các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm virus và đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân nhiễm virus viêm gan siêu vi B (HBV) ở trong giai đoạn còn bù (Chức năng của gan vẫn còn).

Điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên và có cân nặng tối thiểu là 35kg.

Các trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính với các biểu hiện vàng da, men gan tăng cao, chán ăn, không muốn ăn, mệt mỏi cũng đáp ứng tốt với thuốc

Hướng dẫn sử dụng của thuốc Alfavir Tablet 

Liều dùng 

  • Liều dùng để điều trị cho bệnh nhân trên 18 tuổi: Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần uống một viên
  • Liều dùng đối với đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi, cần phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi dùng

Cách dùng: 

  • Dùng thuốc theo đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc sau khi đã ăn cơm.

Tác dụng phụ thuốc là gì?

Bệnh nhân có thể xuất hiện một số các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn và nôn, miệng có cảm giác khô, thậm chí tiêu chảy.
Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng rối loạn thần kinh như mệt mỏi, váng đầu, hoặc có tình trạng lo lắng, hồi hộp sau quá trình dùng thuốc nhưng ít gặp hơn.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Nếu lỡ quên uống thuốc, người bệnh cần phải kiểm tra lại khoảng thời gian lúc quên thuốc và có xử trí thích hợp:

  • Nếu vẫn còn trong khoảng 18 giờ kể từ lúc quên uống thuốc, thì uống một liều càng sớm càng tốt và uống liều tiếp theo vào lúc uống thuốc thường ngày (hôm sau).
  • Nếu đã quá 18 giờ kể từ lúc quên uống thuốc, không uống bù liều thuốc đã quên mà đợi để uống liều tiếp theo vào thời điểm dùng thuốc hàng ngày.

Trường hợp bệnh nhân nôn ói trong khoảng 1 giờ sau khi uống thuốc, cần phải dùng thêm 1 liều thuốc để bù vào liều thuốc đã mất. Nếu nôn ói sau quá 1 giờ, người bệnh không cần dùng lại thuốc.

Người bệnh không nên dừng uống thuốc trong thời gian điều trị mà không có ý kiến hay chỉ định của bác sĩ điều trị. Việc ngừng thuốc không phù hợp có thế làm bệnh viêm gan B trở nên nặng hoặc thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt trong các trường hợp suy gan, xơ gan nặng, diễn tiến.

Thông tin liên hệ


: nhathuochapuaz
:
:
: