Đặt banner 324 x 100

Sửa chữa và bảo trì hệ thống HVAC trong phòng sạch


Ngày nay, HVAC là hệ thống được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp, hệ thống này rất quan trọng để duy trì và đảm bảo môi trường sản xuất, đảm bảo sức khỏe lao động. Tuy nhiên, việc hệ thống máy móc xảy ra sự cố kỹ thuật sau một thời gian vận hành là điều không thể tránh khỏi. Vậy trong quá trình sử dụng, cần thực hiện những công tác gì để hạn chế các sự cố không cần thiết, hoặc để kéo dài tuổi thọ của hệ thống và các thiết bị? Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ bảo trì HVAC, hãy đọc ngay bài viết này để tìm hiểu trước các vấn đề liên quan!

1. Tầm quan trọng của việc định kỳ kiểm tra và bảo trì hệ thống HVAC

  1. Bảo trì hiệu suất: Kiểm tra và bảo trì định kỳ bằng cách làm sạch, điều chỉnh và bảo dưỡng các thành phần như máy nén, van và cảm biến. Từ đó giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng và đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm.
  2. Tiết kiệm năng lượng và chi phí: Các bạn nên làm sạch bộ lọc và bề mặt thiết bị. Bên cạnh đó, bôi trơn và điều chỉnh các thiết bị giúp giảm thiểu mất nhiệt, mất lạnh và sự cản trở trong hệ thống.
  3. Độ tin cậy và tuổi thọ: Việc phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề nhỏ giúp bạn tránh được các sự cố lớn. Nhờ vậy, hệ thống sẽ hoạt động ổn định trong thời gian dài.
  4. Sức khỏe và chất lượng không khí: Bảo trì định kỳ giúp đảm bảo sức khỏe người dùng và chất lượng không khí.
  5. Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Định kỳ kiểm tra và bảo trì giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và hiệu suất của hệ thống HVAC.

2. Kiểm tra trước khi vận hành

Trước khi vận hành hệ thống HVAC, có một số kiểm tra cần thực hiện để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách và hiệu quả. Dưới đây là một số kiểm tra quan trọng bạn nên thực hiện:

  • Kiểm tra và làm sạch bộ lọc.
  • Kiểm tra dòng điện và đảm bảo an toàn điện.
  • Kiểm tra hệ thống đường ống và van.
  • Kiểm tra và hiệu chuẩn cảm biến và bộ điều khiển.
  • Kiểm tra chế độ hoạt động và đặt lại các thiết lập.
  • Thử nghiệm toàn bộ hệ thống bằng cách chạy thử thiết bị.

Nếu như có bất cứ vấn đề nào xảy ra, tắt công tắc khẩn cấp. Sau đó, tắt nguồn điện cung cấp, cánh quạt phải dừng hẳn rồi mới bắt đầu kiểm tra về chiều quay.

3. Những sự cố thường gặp khi vận hành HVAC

Một số sự cố thường gặp:

  1. Mất điện:Nếu không có hệ thống phục hồi nhanh chóng hoặc hệ thống dự phòng, mất điện có thể gây thiếu nhiệt hoặc thiếu mát đột ngột trong tòa nhà.
  2. Hư hỏng máy nén: Dẫn đến mất lạnh hoặc mất nhiệt, không làm mát hoặc không sưởi ấm hiệu quả.
  3. Rò rỉ môi chất làm lạnh: Rò rỉ môi chất làm lạnh xảy ra do hỏng phần mềm, van hoặc ống dẫn. Từ đó giảm hiệu suất làm lạnh hoặc thậm chí gây hại cho môi trường.
  4. Quạt hư hỏng: Quạt là thành phần quan trọng để tuần hoàn không khí trong hệ HVAC. Nếu quạt gặp sự cố như hỏng động cơ, lưỡi quạt gãy hoặc vòng bi hỏng, sẽ ảnh hưởng đến luồng không khí và hiệu suất làm lạnh hoặc sưởi ấm.
  5. Đường ống bị tắc: Trong quá trình sử dụng, các đường ống HVAC có thể bị tắc bởi bụi, cặn, chất lỏng hoặc cặn bã khác  gây giảm hiệu suất làm lạnh hoặc sưởi ấm, vấn đề về lưu lượng không khí và tăng đáng kể tiêu thụ năng lượng.
  6. Cảm biến hoặc bộ điều khiển hỏng: Nếu cảm biến nhiệt độ hoặc các bộ điều khiển của hệ thống HVAC không thể đáp ứng yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm hoặc lưu lượng không khí cần thiết, dẫn đến mất cân bằng nhiệt độ.

bảo trì và sửa chữa HVAC

Cụ thể hơn, hệ thống HVAC sẽ mắc phải những lỗi dưới đây:

  • Động cơ, đế động cơ không bảo đảm gắn chặt xuống sàn an toàn.
  • Vòng bi (bạc đạn) động cơ kêu gõ.
  • Quạt làm mát cuộn dây không hoạt động.
  • Trong động cơ có tiếng kêu.
  • Cánh quạt không cân bằng.
  • Có vật lạ trong vòng bi.
  • Vòng bi không nằm đúng trên bề mặt phẳng.

4. Hướng dẫn một số thao tác khắc phục hệ thống khi gặp lỗi

  1. Kiểm tra và thay thế bộ lọc
  2. Kiểm tra dòng điện
  3. Xử lý vấn đề về nhiệt độ
  4. Xử lý vấn đề về thông gió
  5. Kiểm tra và hiệu chuẩn cảm biến và bộ điều khiển
  6. Sửa chữa rò rỉ và hỏng hóc
  7. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống ống dẫn
  8. Kiểm tra và hiệu chuẩn cảm biến và bộ điều khiển
  9. Kiểm tra và bảo dưỡng các đơn vị làm lạnh

Trên đây là một số cách khắc phục và bảo trì HVAC phòng sạch bạn nên biết. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sửa chữa và bảo trì các thiết bị HVAC phức tạp và yêu cầu kiến thức kỹ thuật từ các kỹ thuật viên có kinh nghiệm.

5. Khi nào cần bảo trì HVAC?

Bảo trì HVAC cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và duy trì chất lượng không khí trong môi trường sống và làm việc. Thời gian cụ thể để thực hiện bảo trì HVAC phụ thuộc vào loại hệ thống, tình trạng sử dụng và yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các yếu tố khác như môi trường làm việc, tần suất sử dụng và số lượng người sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị và thời gian bảo trì HVAC. Một số tín hiệu cho thấy cần bảo trì hệ thống:

  • Chất lượng không khí thay đổi (có thể nhận biết qua nhiệt độ, độ ổn định nhiệt, áp suất – lưu lượng và vận tốc khí thổi).
  • Hóa đơn điện cho hệ thống thay đổi bất thường.
  • Hệ thống vận hành có phát sinh tiếng ồn lớn hơn.
  • Tuân thủ kiểm tra định kỳ theo mốc kế hoạch về thời gian.

Thông tin liên hệ


: phongsachkyodo
:
:
:
: