Đặt banner 324 x 100

38


Một số triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay gặp là triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân

  • Thường xuyên đi tiểu: Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ loại bỏ lượng đường dư thừa ra ngoài, dẫn đến triệu chứng tiểu tiện thường xuyên. Đi tiểu thường xuyên (khoảng 4 – 7 lần trong 24 giờ) là một trong những triệu chứng thường gặp của tiểu đường giai đoạn đầu.
  • Thèm uống nước liên tục: Khi thận làm việc nhiều hơn và tiểu tiện thường xuyên hơn, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, bạn cảm thấy khát nước và phải uống nước liên tục. Trong người bình thường, cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nhưng người bị tiểu đường có thể uống nhiều hơn 4 lít/ngày.
  • Tăng cảm giác đói: Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ nó. Khi cơ thể thải ra quá nhiều đường glucose từ thức ăn thì sẽ làm tăng cảm giác đói.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Việc loại bỏ lượng glucose dư thừa khiến cơ thể mất đi nhiều năng lượng. Do đó, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo và phá hủy protein trong cơ bắp, dẫn đến giảm cân nhanh chóng.

Nếu được chẩn đoán tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, kiểm soát đường huyết từ bác sĩ, các mẹ cần thiết kế và duy trì thực đơn dinh dưỡng, ăn uống hợp lý. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối vô cùng quan trọng, phải tuân thủ nguyên tắc và đáp ứng ổn định đường huyết cũng như nguồn dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Việc thiết kế thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có thể gặp khó khăn. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng bởi có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ điều trị cho mình hay các chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, các mẹ có thể nâng cấp, bổ sung kiến thức dinh dưỡng cho mẹ và bé từ các khóa học dinh dưỡng hay đào tạo dinh dưỡng do trung tâm dinh dưỡng tổ chức.

Lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu?

Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ lượng carbohydrates trong giới hạn an toàn và chọn dạng carbohydrates phức hợp như như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Dưới đây là hai phương pháp để ước lượng khẩu phần ăn một cách đơn giản:

Phương pháp đĩa ăn:

  • Sử dụng một đĩa ăn có đường kính khoảng 1 gang tay (khoảng 20cm).
  • Trong một bữa ăn, 1/2 đĩa nên là rau củ không chứa tinh bột, ví dụ như cải xoong, bắp cải, xà lách, măng tây, cà tím, bông cải xanh, củ cải, cải thảo, su hào, rau chân vịt, bông cải Brussel, đậu bắp, dưa chuột, đậu xanh.
  • 1/4 đĩa nên là thực phẩm chứa chất đạm như thịt gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hủ.
  • 1/4 còn lại nên là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa.
  • Dùng nước lọc sau bữa ăn.

Phương pháp bàn tay:

  • Phương pháp này ước lượng phần ăn dựa trên lòng bàn tay.
  • Trong một bữa ăn, sử dụng lượng chất xơ như rau củ tương đương với kích thước 2 lòng bàn tay.
  • Lượng tinh bột hoặc trái cây tương đương với kích thước 1 nắm tay.
  • Chất đạm (thịt, cá, trứng) tương đương với kích thước 1 lòng bàn tay.
  • Chất béo như bơ, dầu hạt, mỡ cá,... lượng tương đương với kích thước 1 ngón tay cái.
  • Bổ sung thêm 200ml sữa không đường.

Nguồn tham khảo: NRECI

Thông tin liên hệ


: nreci123
:
:
:
: