Đặt banner 324 x 100

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1. Mục đích
1.2. Yêu cầu
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của cơ sở
2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở
2.1.1.2.  Điều kiện địa hình
2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh
2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi kho và các đối tượng xung quanh
2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong kho xăng dầu
2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn
2.1.2.1. Điều kiện khí tượng
2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn/hải văn
2.2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở
2.2.1. Thông tin chung về chủ cơ sở
2.2.2. Thông tin về hoạt động của cơ sở
2.2.3. Loại hình hoạt động của cơ sở
2.2.4. Quy mô công suất tại cơ sở
2.2.4.1. Quy mô các hạng mục tại Cơ sở
2.2.4.2. Công suất hoạt động của dự án
2.2.5. Công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động tại Cơ sở
2.2.6. Công nghệ sản xuất, vận hành
2.2.6.1. Hệ thống công nghệ
2.2.6.2. Quy trình vận hành
2.3. Lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở
2.3.1. Nhân lực ứng phó sự cố tại cơ sở
2.3.1.1. Nguồn lực tại cơ sở
2.3.1.2. Lực lượng phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu
2.4. Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao gây ra sự cố tràn dầu
2.4.1. Các khu vực có khả năng xảy ra sự cố
2.4.1.2. Khu vực bể nổi chứa dầu DO ( có 4 khu vực bể nổi chứa dầu)
2.4.1.3. Hệ thống đường ống công nghệ
2.4.1.4. Khu vực nhập nhiên liệu (dầu) từ xe bồn chuyên dụng đến khu vực bể chứa (bể nổi)
2.5. Sự ảnh hưởng của sự cố tràn dầu
2.5.1. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu tới môi trường
2.5.2 Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu tới sức khỏe con người
2.5.3. Nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường
2.5.4. Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực
2.5.5. Ảnh hưởng đến các đối tượng nhạy cảm
2.6. Kết luận
III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
3.1. Tư tưởng chỉ đạo
3.1.1. Chủ động phòng ngừa
3.1.2. Ứng phó kịp thời
3.1.3. Hiệu quả
3.2. Nguyên tắc ứng phó
3.3. Biện pháp ứng phó
3.3.1. Thông báo, báo động
d. Quy trình báo động
3.3.2. Tổ chức ngăn chặn
3.3.3. Tổ chức khắc phục hậu quả
3.3.3.1. Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố
4. Biện pháp làm sạch các trang thiết bị bám dính xăng dầu có thể tái sử dụng
3.3.2.2. Tổ chức quan trắc đánh giá môi trường sau sự cố
3.3.3.3. Chi phí chi trả cho hoạt động ứng cứu sự cố và bồi thường cho các đối tượng chịu tác động của sự cố
3.3. Tổ chức sử dụng lực lượng
3.3.1. Lực lượng thông báo, báo động
3.3.2. Nguồn lực lượng tại chỗ
3.3.3. Nguồn lực tăng cường
3.3.4. Lực lượng khắc phục hậu quả
IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
4.1. Sự cố tràn dầu xảy ra do tai nạn tại kho xăng dầu Thái Bình
4.2. Khu vực nhập nhiên liệu từ bể chứa dầu nổi đến xe bồn chuyên dụng
4.4. Khu vực bể chứa dầu nổi DO
4.5. Sự cố cháy nổ gây ra tràn dầu
V. NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUYỀN
5.1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở
5.1.1. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở- Công ty X
5.1.2. Cấp ứng phó trực tiếp
5.1.2.1. Chỉ huy hiện trường – Đội trưởng đội ứng phó sự cố
5.1.2.2. Lực lượng ứng phó tại chỗ
5.2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát
5.3. Lực lượng tuần tra canh gác , bảo vệ
5.4. Các ban ngành của cơ sở
5.5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban ngành của địa phương
5.6.1. Công tác đào tạo
5.6.2. Diễn tập
5.7. Triển khai thực hiện và cập nhật kế hoạch
VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
6.1. Đảm bảo thông tin liên lạc
6.2. Đảm bảo trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
6.3. Đảm bảo vật chất cho các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả
6.4. Tổ chức y tế, cấp cứu người bị nạn
VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY
VIII. CAM KẾT

Ứng phó sự cố tràn dầu của Kho xăng dầu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I.1 Mục đích
Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Kho xăng dầu A có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường tiếp nhận. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của sự cố tràn dầu gây ra.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu
Mục đích chính của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu  giúp bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng. Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ sự cố tràn dầu có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu.
Xây dựng các tình huống sự cố dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở.
Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên Kho xăng dầu Atrực thuộc Công ty X, nhân sự chủ chốt và nhân sự thi công tại hiện trường, đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu, các lực lượng bên ngoài, các cơ quan chức năng tại địa phương để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu.
Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Kho xăng dầu Atại địa chỉ đường 30/4, khu dân cư số 10, thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Mục tiêu cụ thể:
- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
 1.2. Yêu cầu
a. Về nội dung chính của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
Nội dung của báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu, quy định chung tại phụ lục II của đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.
Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  1. Về phạm vi áp dụng của kế hoạch
  1. Phạm vi về không gian bao gồm:
+ Khu vực bể nổi chứa dầu DO
+ Hệ thống đường ống công nghệ
+ Khu vực nhập nhiên liệu (dầu) từ xe bồn chuyên dụng đến khu vực bể chứa (bể nổi)
+ Tuyến ống nổi dẫn nhiên liệu từ khu vực bể chứa nổi đến xe bồn chuyên dụng
  1. Phạm vi về thời gian áp dụng: Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.
  2. Phạm vi về mức độ ứng cứu:
Nội dung quy trình thông báo và quy trình ứng cứu sự cố thuộc phạm vi mức độ cơ sở tức sự cố xảy ra thuộc cấp cơ sở (dưới 20 tấn dầu tràn).
  1. Đối tượng áp dụng:
Xem thêm: MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP I, II, III