Đặt banner 324 x 100

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cây xăng dầu trên địa bàn các tỉnh thành


Ứng phó sự cố tràn dầu là gì - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu cấp tỉnh 

Hiện nay các tỉnh thực hiện theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Sở Công Thương tỉnh Bắc Cạn thực hiện công văn đôn đốc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dâu tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh như sau:

UBND TỈNH BẮC CẠN

SỞ CÔNG THƯƠNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 1103 /SCT-QLTM

Bắc Kạn, ngày 19 tháng 7 năm 2023

V/v đôn đốc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dâu của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh

 

Kính gửi: Các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kan

Thực hiện Kế hoạch số 161/KH-HĐTĐ ngày 30/06/2023 của Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các huyện thành phố và cơ sở kinh doanh xăng dầu ở mức trung bình trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Công thương đề nghị các thương nhân kinh doanh xăng dầu có cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn chủ độn thực hiện một số nội dung sau:

  1. Về xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn thuộc Đơn vị theo nội dung hướng dẫn tại Văn bản số 456/SCT-QLTM ngày 04/04/2023 của Sở Công Thương về việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

  1. Về tổ chức, phương pháp thẩm định

Địa chỉ: Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương tỉnh Bắc Cạn…)

Thành phần số lượng hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (Số lượng: 1 bản chính):

+ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (sso lượng 15 bản chính):  Theo mẫu quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; theo công văn số: 781/KH-UBND ngày 02/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn về kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh Bắc Cạn.

Với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã đáp ứng được nhu cầu về nhiên liệu của người tiêu dùng trong khu vực, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân trên địa bàn. Sự tồn tại và phát triển của cơ sở đã tạo được công việc làm và thu nhập cho người lao động trong đó đa số là lao động tại địa bàn, tạo nguồn thu cho Ngân sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nên rất nhạy cảm đối với sự cố môi trường, nhất là ô nhiễm do dầu tràn. Vì vậy việc đảm bảo an toàn môi trường là điều quan trọng, do đó cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Cửa hàng xăng dầu có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường tiếp nhận. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của sự cố tràn dầu gây ra.

Mục đích chính của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là giúp bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng. Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ sự cố tràn dầu có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu.

Xây dựng các tình huống sự cố dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở.

Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên Cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhận sự chủ chốt và nhân sự thi công tại hiện trường, đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu, các lực lượng bên ngoài, các cơ quan chức năng tại địa phương để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu.

Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Cửa hàng xăng dầu tỉnh Bắc Kạn.

Mục tiêu cụ thể:

- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở.

- Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;

- Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.

- Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. 

 1.2. Yêu cầu Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu

a. Về nội dung chính của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Nội dung của báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu, quy định chung tại phụ lục II của đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.

Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.

- Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.

- Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.

- Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

- Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

- Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở .

- Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế,… cho các lực lượng tham gia ứng phó. 

b. Về phạm vi áp dụng của kế hoạch

Phạm vi về không gian bao gồm:

- Khu vực nhập nhiên liệu (xăng, dầu …) từ xe bồn chuyên dụng.

- Tuyến ống ngầm dẫn nhiên liệu từ khu vực chứa đến khu vực bơm xăng để bán cho khách hàng.

- Khu vực bồn chứa ngầm.

- Khu vực trạm bơm điện tử.

 Phạm vi về thời gian áp dụng: Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.

Phạm vi về mức độ ứng cứu:

Nội dung quy trình thông báo và quy trình ứng cứu sự cố thuộc phạm vi mức độ cơ sở tức sự cố xảy ra thuộc cấp cơ sở (dưới 20 tấn dầu tràn).

 Đối tượng áp dụng: Đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

- Áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên của Cơ sở

Bảng tổng hợp các nguyên nhân xảy ra sự cố

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Khu vực/Vị trí

Nguy cơ tràn xăng dầu

Thống kê các sự cố

Đánh giá rủi ro

I

Nguyên nhân và khu vực xảy ra sự cố trong hoạt động kinh doanh của cơ sở

1. Nhập xăng dầu

Xăng, dầu được nhập từ xe xitec chuyên dụng vào các bể chứa tại cửa hàng thông qua hệ thống ống xả chuyên dụng bằng phương pháp nhập kín.

Khu vực bể chứa dầu

Mức tràn dầu nhỏ khoảng vài chục lít xăng dầu.

Do đường ống dẫn dầu lắp đặt không đúng kỹ thuật.

Trường hợp này ít xảy ra. Không gây tác động đến môi trường do toàn bộ cửa hàng đã được bê tông hóa, mặt khác trong qua trình nhập hàng cửa hàng sẽ bố trí các thùng hứng đựng tại các điểm nối phòng trường hợp gặp sự cố xăng dầu sẽ được chứa vào đây.

 

 

Khoảng vài lít xăng dầu chảy tràn ra môi trường bên ngoài.

Do lượng nhiên liệu nhập quá sức chứa của bồn bể khiến nhiên liệu chảy tràn ra ngoài tại miền họng nhập.

Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu xảy ra thì lượng xăng dầu tràn sẽ nằm trong hố chứa  họng nhập bằng bê tông cốt thép.

 

 

 

Lượng dầu tràn ra ngoài có thể là toàn bộ lượng dầu có trong xe xitec

Do trong quá trình tiến hành nhập hàng vào bể chứa xăng dầu xảy ra cháy nổ xe xitec gây chảy tràn ra ngoài môi trường.

Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu xảy ra thì sẽ gây tác động lớn đến tài sản và con người.

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Khu vực/Vị trí

Nguy cơ tràn xăng dầu

Thống kê các sự cố

Đánh giá rủi ro

2. Lưu chứa dầu

Xăng, dầu được lưu chứa trong bể chứa ngầm

Khu vực bể chứa

Mức tràn xăng dầu có thể từ vài m3 cho đến trường hợp cao nhất là toàn bộ xăng, dầu bị tràn ra ngoài. Và trường hợp thiên tai xảy ra sẽ gây tràn hoàn toàn lượng dầu có trong kho chứa.

Sự cố bể chứa hỏng, rò rỉ, bị nứt, bị ăn mòn hóa học gây lủng, nứt, do thiên tai (động đất, lũ lụt…).

Trường hợp này rất khó xảy ra do tuổi đời trung bình của bồn chứa xăng dầu khoảng 25-30 năm và được chôn ngầm trong hào bê tông cốt thép, hàng ngày cửa hàng tiến hành đo mực chất lỏng 2 lần/ngày và định kỳ 1 năm bồn bề được kiểm định chất lượng 1 lần do đó khi có sự cố xảy ra dễ dáng phát hiện.

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Khu vực/Vị trí

Nguy cơ tràn xăng dầu

Thống kê các sự cố

Đánh giá rủi ro

3. Nơi xuất bán xăng dầu

Quá trình xuất bán xăng, dầu sẽ được bơm hút từ bể chứa bằng các cột bơm điện tử thông qua hệ thống đường ống công nghệ bằng thép chuyên dụng, khép kín

Khu bán hàng, cột bơm dầu: mặt bằng của cửa hàng

Mức tràn dầu nhỏ vài trăm lít xăng dầu dầu chảy tràn trên bề mặt khu vực bán hàng

-Do dầu bị rò rỉ từ hệ thống block bơm, bầu lường;

-Do đường ống kết nối bị nứt, vỡ, bị biến dạng, bị ăn mòn, sức bền của vật liệu chế tạo đường ống giảm dần theo thời gian, dây bơm đứt, nứt, gãy, cò bơm bị hỏng.

-Do ống dẫn nổi trên bề mặt bê tông nên bị các phương tiện lưu thông chèn ép gây nứt, vỡ đường ống;

-Do nhân viên bán hàng thực hiện không đúng quy trình bán hàng.

Trường hợp xăng dầu tràn tại khu vực xuất bán thì thường xuyên xảy ra tuy nhiên mức độ rất nhỏ không đáng kể. Mức ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi cửa hàng.

4.Hoạt động vệ sinh

Quá trình xúc rửa vệ sinh bồn chứa có thể gây rơi vãi, đường ống hút hỗn hợp nước và dầu trong quá trình súc rửa có thể gặp sự cố rò rỉ, nứt vỡ hoặc lực hút quá mạnh có thể gây đứt dây dẫn.

Khu vực bồn chứa ngầm

Mức tràn dầu nhỏ thường là nước thải chứa xăng dầu ra môi trường bên ngoài

-Do đội ngũ thực hiện nhiệm vụ súc rửa bồn chứa không tuân thủ các quy tắc , quy trình vệ sinh

-Hút chưa hết lượng xăng dầu còn sót trong bồn chứa trước khi vệ sinh.

-Đường dây hút xăng dầu bị rò rỉ

Trường hợp tràn dầu tại tình huống này rất ít khi xảy ra.

Khi có kế hoạch vệ sinh súc rửa bồn bể Doanh nghiệp sẽ liên hê với đơn vị có chức năng, nghiệp vụ để thực hiện công tác này.

II.

Nguyên nhân và khu vực xảy ra sự cố do các yếu tố tác động từ bên ngoài

1.Sự cố do hiện tượng thời tiết bất thường

Dầu tràn do ảnh hưởng của thiên tai như bão, động đất,…Mưa giông kéo dài trong nhiều giờ

Khu bán hàng, khu vực bồn chứa ngầm; mặt bằng của cửa hàng

Mức tràn dầu rất nhỏ không đáng kể

Chủ yếu do mưa lớn kéo dài rửa trôi bề mặt khu vực có xăng dầu bị rơi vãi

Trường hợp tràn dầu tại tình huống này rất ít khi xảy ra do Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu ôn hòa ít có hiện tượng thiên tai bất thường. Mặt khác khu vực bán hàng được thiết kế có mái che, khu bồn chứa có nắp đậy chắc chắn.

2.Sự cố do tai nạn giao thông đâm va vào khu vực trụ bơm điện tử

Sự cố từ các phương tiện giao thông do mất tay lái đâm va vào khu vực trụ bơm điện tử của cửa hàng khiến trụ bơm bị hút đổ xăng dầu đổ tràn ra mặt sàn khu vực bán hàng

Khu vực trụ bơm điện tử

Mức tràn dầu khoảng vài trăm lít xăng dầu dầu chảy tràn ra môi trường bên ngoài

Sự cố đâm va, húc đổ trụ bơm điện tử khiến dầu tràn ra ngoài

Trường hợp này rất ít xảy ra.Mức ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi cửa hàng.

Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu. Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

2.5. Sự ảnh hưởng của sự cố tràn xăng dầu

Khi xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ không gây cháy nổ thì mức độ ảnh hưởng đến các người dân xung quanh khu vực rất ít, chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động mua bán của cửa hàng xăng dầu.

Tuy nhiên khi sự cố tràn dầu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là con người và có khả năng gây ra cháy nổ dẫn đến các thiệt hại về kinh tế và có khả năng gây thương vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

2.5.1. Ảnh hưởng của sự cố tràn xăng, dầu tới môi trường

Đối với môi trường đất:  Khi xăng, dầu tràn, rò rỉ ra ngoài môi trường sẽ bay hơi một phần trên bề mặt đất, nhưng phần còn lại vẫn có thể duy trì sau một vài ngày và nếu khối lượng lớn có thể thấm vào trong đất, không thể phân hủy có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dưới đất . Sự tích động của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu là kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học các chất trong đất dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật trong đất. Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất mình tích lũy lâu dài trong đất cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất ở những khu vực đất bị ô nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất làm tắc các đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất trong khu vực ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp . Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất bị ô nhiễm.

       - Đối với môi trường nước: Khi sự cố tràn dầu xảy ra càng lâu, xăng dầu tràn sẽ len lỏi qua các khe hở trong đất thấm xuống mạch nước ngầm và gây ô nhiễm môi trường nước ngầm tự nhiên.

      - Đối với môi trường không khí: Quá trình dầu tràn ra môi trường gây nên sự giải phóng của các dung môi hữu cơ bay hơi có trong thành phần của xăng dầu, các chất hữu cơ hòa lẫn vào không khí trong thời gian ngắn tập trung thành khối gây ô nhiễm không khí khu vực

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

      Tuy nhiên,  toàn bộ hệ thống cửa hàng đã được bê tông hóa đồng thời với sự cố ở mức nhỏ thì các thành viên của đội ứng phó sự cố tràn dầu sẽ nhanh chóng xử lý sự cố không để ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.

2.5.2 Ảnh hưởng của sự cố tràn vào tới sức khỏe con người

        Khi sự cố xảy ra,  xăng dầu có thể theo hệ thống thoát nước thoát ra môi trường ngấm đất vào nước ngầm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người ảnh hưởng lâu dài khó đánh giá hết được. Ô nhiễm môi trường đất , nước và khí làm nhiễm độc các loại thực vật, động vật và cũng là nguồn thức ăn cho con người , gây nên một số bệnh như ung thư, viêm da, các bệnh về hô hấp, đau đầu , nôn ói,… cho người và động vật làm cạn kiệt nguồn nước sạch hủy diệt hệ sinh thái tổn thất về kinh tế và sức khỏe con người mà nghiêm trọng hơn nó còn gây những ảnh hưởng dai dẳng về sau.

2.5.3. Nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường

        Xăng, dầu là hợp chất lỏng dễ bay hơi khuếch tán trong không khí ở một tỷ trọng nhất định tạo ra một hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ. Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 5,5 lần nên bay là là trên mặt đất, hơi săn tích tụ lại và tạo với không khí thành hỗn hợp nổ (lượng hơi có trong không khí từ 0,7 đến 0,8% khi gặp tia lửa sẽ nổ). Hậu quả của cháy nổ xăng dầu là rất lớn gây thiệt hại về kinh tế con người và tài sản cho công ty gây ô nhiễm các thành phẩm môi trường. Mẫu Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu , Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện.Thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

quyết định số 12/2021/qđ-ttg

Tuy nhiên toàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở được xây dựng theo đúng quy chuẩn thiết kế của cửa hàng xăng dầu, mặt khác định kỳ hàng năm các trang thiết bị đều được công ty kiểm tra kiểm định định kỳ từ các đơn vị có chức  năng do đó khả năng xảy ra sự cố là rất thấp.

2.5.4. Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực

       Vị trí hoạt động của cơ sở nằm trên tuyến đường chính kết cấu hạ tầng của tuyến đường bằng phẳng đã được hoàn thiện thuận tiện cho giao thông trong khu vực. Mật độ giao thông tại khu vực này tương đối cao vừa trong giờ cao điểm. Trong trường hợp cơ sở xảy ra sự cố ở mức độ lớn cần huy động nguồn lực và trang thiết bị từ các đơn vị trong huyện tới hỗ trợ ứng cứu sẽ có khả năng gây ách tắc giao thông tại vị trí khu vực cơ sở. Tuy nhiên hoạt động này chỉ diễn ra tức thời và cơ sở sẽ sắp xếp bố trí điều hướng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông và hoạt động đi lại của cư dân.

2.5.5. Ảnh hưởng đến các đối tượng nhạy cảm

        Theo khảo sát xung quanh vị trí hoạt động của cơ sở chủ yếu là đất trống do đó khi có sự cố xảy ra đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu nằm trong phạm vi của cửa hàng.

        Tuy nhiên Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Xuân Dương được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu và đã được các ban ngành thẩm định. Các phương tiện thiết bị tại cửa hàng định kỳ được kiểm tra kiểm định do đó mức độ ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố là rất thấp nên các đối tượng bị tác động nêu trên là không lớn.

2. Các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, chế biến và kinh doanh xăng dầu của tỉnh

- Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 44 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu với tổng số 85 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong đó có 25 cửa hàng của Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn thuộc Công ty xăng dầu Bắc Thái (đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), 60 cửa hàng của các cơ sở khác.

- Trên địa bàn tỉnh không có kho xăng dầu đầu mối và không có nhà máy, cơ sở sản xuất các sản phẩm xăng dầu.

- Hoạt động kinh doanh xăng dầu theo thống kê, trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cơ sở kinh doanh xăng dầu có trữ lượng tại các kho, bể chứa không lớn (dung tích bể chứa xăng dầu chủ yếu dưới 100m3).

- Theo tính toán mức độ tràn dầu có thể xảy ra do các sự cố tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu dựa trên quá trình khảo sát thực tế hoạt động xuất nhập xăng dầu. Nguyên nhân dẫn đến SCTD tại các cơ sở bao gồm: Tràn dầu xảy ra do bơm rót xăng dầu cho khách hàng; tràn dầu xảy ra khi nhập xăng dầu vào bể chứa; tràn dầu xảy ra do các phương tiện vận chuyển xăng dầu xảy ra sự cố trên các tuyến đường giao thông; các sự cố tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu được xác định như rò rỉ đường ống, vỡ ống nhập dầu hoặc tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển xăng dầu đến các cơ sở kinh doanh. Khi xảy ra sự cố lập tức dừng ngay hoạt động nhập, xuất xăng dầu nên lượng dầu tràn ra là không nhiều, ước tính dưới 1 tấn xăng dầu.

- Các kho, trạm, cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có của tỉnh (phụ lục 1).

- Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên địa bàn tỉnh chủ yếu qua các phương tiện giao thông trên các tuyến đường bộ: Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng); Quốc lộ 3B (Chợ Đồn - TP Bắc Kạn - Na Rì), Quốc lộ 3C (Thái Nguyên - Chợ Đồn - Ba Bể), Quốc lộ 279 (Na Rì - Ngân Sơn - Ba Bể) và các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ (phụ lục 2).

Xem thêm: Mẫu Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu