Đặt banner 324 x 100

Quần áo lao động Sóc Vàng cho mọi ngành nghề


Nếu bạn đã và đang là giám đốc công ty hoặc người quản lý nhân sự. Hẳn bạn đang quan tâm về vấn đề an toàn lao động đối với nhân viên của mình? Bạn đang cần giải pháp khả thi và giá trị thực tế? Bạn đang đi tìm kiếm quần áo bảo hộ lao động cho phụ nữ, quần áo kỹ thuật hoặc bất kỳ trang phục bảo hộ lao động nào khác?

1. Quần áo bảo hộ lao động là gì?

Quần áo bảo hộ lao động còn gọi là đồng phục bảo hộ lao động là trang phục được thiết kế dành cho người lao động khi làm việc. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân nguy hại trong khi thực hiện công việc như: nhiệt, bụi, các mảnh vỡ kim loại,...  Do đó, quần áo bảo hộ lao động thường được dùng trong các lĩnh vực đặc thù và tương đối nguy hiểm như hoá chất, xây dựng, cơ khí, hầm mỏ, vệ sinh môi trường, y tế,...

Quần áo bảo hộ lao động có thể được xem như là phần quan trọng và tất yếu, không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Từ đó thể hiện rõ ràng sự chăm chút, quan tâm cũng như chế độ đãi ngộ tuyệt vời của doanh nghiệp đối với nhân viên của mình.

Quần áo bảo hộ lao động là gì?--- Quần áo bảo hộ lao động là gì?

 

2. Mục đích và ý nghĩa của quần áo bảo hộ lao động

2.1. Mục đích

  • Quần áo bảo hộ lao động giúp đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ tính mạng cho người lao động trong những ngành nghề nguy hiểm.

  • Giúp nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc nhờ tâm lý thoải mái của người lao động.

  • Đảm bảo thuận lợi và tiện ích trong quá trình làm việc.

  • Hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra trong quá trình lao động như tai nạn nghề nghiệp cũng như những thiệt hại khác cho người lao động trong quá trình làm việc.

  • Giúp bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ cho môi trường làm việc.

2.2. Ý nghĩa

  • Đồng phục bảo hộ lao động thường có màu sắc chủ đạo theo hình ảnh của công ty, được in logo nên có thể giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.

  • Tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

  • Việc trang bị quần áo bảo hộ lao động giúp giảm thiểu thiệt hại, tạo niềm tin với nhân viên và khách hàng về mức độ đầu tư về con người về mặt dài hạn.

  • Tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.

3. Các loại vải thường được dùng để may quần áo bảo hộ

3.1. Vải bông

Vải bông (Vải cotton) là một lựa chọn phổ biến cho quần áo bảo hộ lao động do tính thoáng khí và thoải mái. Nó có khả năng hấp thụ mồ hôi tốt, giúp duy trì cảm giác khô ráo trong quá trình làm việc.

3.2. Vải bố

Vải bố (Vải canvas) là loại vải có bộ bền cao và chịu được mài mòn nên thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng và xây dựng.

3.3. Vải nylon và vải polyester

Cả hai loại vải này đều có tính chống nhăn, chống rách và chống mài mòn tốt. Đồng thời, chúng cũng có khả năng chống thấm nước và chống bám bẩn hiệu quả, phù hợp với các môi trường làm việc khắc nghiệt.

3.4. Vải chống tĩnh điện

Vải chống tĩnh điện (Anti-static fabric) là loại vải được sử dụng để làm quần áo bảo hộ chống tĩnh điện. Chúng có khả năng ngăn chặn dòng điện và giảm nguy cơ cháy nổ trong môi trường có nguy cơ tĩnh điện cao.

3.5. Vải chống cháy

Vải chống chảy (Flame-resistant fabric) có khả năng chống cháy và ngăn chặn lửa lan rộng. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như dầu khí, điện và hoá chất, nơi nguy cơ cháy nổ cao.

3.6. Vải chống hóa chất

Vải chống hóa chất (Chemical-resistant fabric) có khả năng chống thấm hoá chất, được sử dụng để làm đồ bảo hộ sử dụng trong môi trường làm việc có tiếp xúc với các chất hoá học nguy hiểm.

3.7. Vải pangrim

Vải pangrim Neotex hàn Quốc là loại vải được sử dụng nhiều nhất để may đồ bảo hộ lao động. Với chất liệu tự nhiên và cách dệt vải độc đáo, vải pangrim mang lại tiện ích và tận dụng tốt những ưu điểm khi sử dụng quần áo bảo hộ lao động.

3.8. Vải Kaki

Vải kaki là loại vải phổ biến được sử dụng rộng rãi để may quần áo bảo hộ lao động. Với ưu điểm bền bỉ, có khả năng chống mài mòn cao, vải kaki thường được ưa chuộng trong các ngành công nghiệp với môi trường làm việc khắc nghiệt. Đảm bảo được sự an toàn của người lao động, vải kaki vẫn mang lại cảm giác thoải mái, độ co giãn tốt và khả năng chống nhăn cao.

Cách Lựa Chọn Quần áo Bảo Hộ Lao động

— Các loại vải của quần áo bảo hộ lao động

4. Các ngành cần được trang bị quần áo bảo hộ lao động

4.1. Ngành xây dựng

Việc sử dụng đồ bảo hộ lao động trong ngành xây dựng là rất cần thiết để bảo vệ công nhân khỏi các tác động của tia UV, bụi bẩn và vật liệu xây dựng như gạch và vữa. Đồng phục lao động trong ngành này thường được thiết kế với màu xanh dương. Đối với kỹ sư xây dựng, yêu cầu đồng phục không chỉ thoải mái và thời trang mà còn phải có khả năng chống bụi bẩn. Vải Pangrim thường được sử dụng để may đồng phục cho công nhân ngành xây dựng.

4.2. Ngành điện lực

Các công nhân làm việc trong ngành điện lực cần được trang bị đồ bảo hộ lao động để bảo vệ an toàn cho cơ thể trong quá trình làm việc. Màu sắc của quần áo bảo hộ trong ngành này đã được thay đổi từ xanh đậm sang màu cam. Đồng phục được thiết kế tuân theo quy định của nhà nước, có khả năng chống tĩnh điện tốt, độ bền cao. Đồng thời các túi trên đồng phục thường được thiết kế dạng hộp để công nhân có thể mang theo các dụng cụ cần thiết để làm việc trên cao.

4.3. Ngành hoá chất

Ngành hoá chất yêu cầu đồng phục phải có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất hóa học độc hại. Do đó, đồng phục thường được làm từ vật liệu chống thấm và thiết kế kín để tránh tình trạng tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

6. Mua đồ bảo hộ lao động ngay tại nhà xưởng ở đâu? 

Những mẫu quần áo bảo hộ lao động được thiết kế đẹp và tinh xảo. Bảo Hộ Lao động Dongphucsocvang đang không ngừng mở rộng sự hiểu biết đối với khách hàng của mình, ngày càng đi theo hướng hiện đại, đem lại các sản phẩm luôn đổi mới, cập nhật thường xuyên, đa dạng về mẫu mã, tính năng, hiệu quả lâu dài 

 Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cùng với báo giá mới nhất.

Thông tin liên hệ


: sokkopupsu
:
:
:
: