Đặt banner 324 x 100

Lỗ hổng zero-day là gì? Cách phòng chống hỗ hỏng zero-day


Hiện nay nhiều hacker đang tận dụng lỗ hổng Zero-day xâm nhập vào hệ thống máy tính của doanh nghiệp, tổ chức để đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu. Một cuộc tấn công khai thác lỗ hổng zero-day gọi là zero-day exploit hoặc zero-day attack. Vậy zero-day là gì? Có các biện pháp nào chống lại lỗ hổng zero-day? Hãy cùng Maychuhanoi tìm hiểu nhé!

1. Lỗ hổng zero-day là gì?

Lỗ hổng zero-day (hay 0-day) bản chất là những lỗ hổng bảo mật của phần mềm hoặc phần cứng chưa được phát hiện. Chúng tồn tại trong nhiều môi trường như: website, ứng dụng mobile, hệ thống mạng doanh nghiệp, phần mềm – phần cứng máy tính, thiết bị IoT, cloud,…

Sự khác nhau giữa một lỗ hổng bảo mật thông thường và một lỗ hổng zero-day nằm ở chỗ: Lỗ hổng Zero-day là những lỗ hổng chưa được biết đến bởi đối tượng sở hữu hoặc cung cấp sản phẩm chứa lỗ hổng.

Thông thường ngay sau khi phát hiện ra lỗ hổng zero-day, bên cung cấp sản phẩm sẽ tung ra bản vá bảo mật cho lỗ hổng này để người dùng được bảo mật tốt hơn. Tuy nhiên trên thực tế, người dùng ít khi cập nhật phiên bản mới của phần mềm ngay lập tức. Điều đó khiến cho Zero-day được biết đến là những lỗ hổng rất nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và người dùng.

2. Tại sao lỗ hổng Zero-day lại nguy hiểm?

Vì chưa được biết đến bởi cộng đồng và nhà phát triển, nên không có một bản vá bảo mật hay phần mềm bảo mật nào chống lại được lỗ hổng zero-day.

Điều đó cũng dẫn tới tỉ lệ khai thác thành công lỗ hổng zero-day cao hơn hẳn so với các lỗ hổng n-day thông thường. Một khi cuộc tấn công zero-day diễn ra, nó có nguy cơ ảnh hưởng tới hàng chục ngàn tới hàng triệu người dùng, tùy thuộc vào mức độ phổ biến của sản phẩm chứa lỗ hổng.

Nguy hiểm là như thế, Zero-day không phải là mối lo ngại chính đối với phần lớn người sử dụng, mà nó là mối đe dọa đối với nhà cung cấp phần mềm/dịch vụ. Theo thống kê của Verizon Enterprise Solution, hơn 95% các lỗi bảo mật bị khai thác đều dựa trên các công bố phát hành trước đó ít nhất 1 năm. Các lỗ hổng này được công khai và gán với một số ID nhất định theo một hệ thống quy chuẩn chung trên toàn thế giới, đó là CVE

>>> Xem thêm: máy chủ RS300-e11
 

3. Các cuộc tấn công Zero-Day phụ thuộc vào điều gì?

Cuộc tấn công zero-day có thể gây ảnh hưởng đến sự hiện diện trực tuyến của bạn theo các cách khác nhau. Những ảnh hưởng này bao gồm doanh thu bị mất đi, vi phạm tuân thủ, lãng phí thời gian và thiệt hại cho danh tiếng thương hiệu của bạn. Các cuộc tấn công Zero-Day phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng:

+ Sự chủ động về an ninh của người duy trì dự án.

+ Sự phản ứng nhanh của người duy trì dự án nếu có sự cố xảy ra.

+ Sự chủ động về bảo mật cho cộng đồng sử dụng dự án (CMS, plugin,...).

+ Sự phản ứng nhanh của cộng đồng sử dụng dự án nếu có sự cố xảy ra.

Việc cần làm là cả nhà phát triển lẫn chủ trang web nên chủ động bảo vệ trang web và có thể phản ứng nhanh chóng trong trường hợp gặp sự cố. Điều này có nghĩa là cần theo dõi các dấu hiệu của một vấn đề và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự khai thác Zero-Day nếu không có miếng vá bảo mật cho các lỗ hổng. Nếu những người phát triển và người sử dụng – không đáp ứng được thách thức về an ninh cho website một cách chủ động, thì điều duy nhất còn lại để đánh giá các tác động của lỗ hổng Zero-Day là biết được số lượng các hệ thống bị ảnh hưởng. Tự động hóa giúp hacker dễ dàng sử dụng các lỗ hổng Zero-Day nhanh chóng.

4. Cách phòng tránh khỏi mối đe dọa lỗ hỏng zero day

Lỗ hổng phần mềm, dù là Zero-day hay đã được công bố, luôn tạo ra những rủi ro bảo mật nghiêm trọng cho người dùng. Bất kể bạn là người dùng máy tính thông thường hay là quản trị viên cho một hệ thống phần mềm, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo mật website, bảo mật Mobile, bảo mật mạng nội bộ và những thành phần khác.

4.1. Cập nhật phần mềm và hệ điều hành

Đầu tiên, bạn nên tiến hành cài đặt các bản cập nhật phần mềm từ nhà sản xuất. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại và rủi ro bị tin tặc khai thác lỗ hổng. Các bản cập nhật phần mềm thường bao gồm các bản vá lỗ hổng bảo mật quan trọng nhất mới được phát hiện gần đây từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, cần liên tục cập nhật hệ điều hành máy trạm và máy chủ (windows, macOS, linux, …) để tránh những rủi ro tấn công zero-day và n-day có thể xảy ra. Điều này đồng nghĩa với việc không sử dụng phần mềm và hệ điều hành không có bản quyền, bởi sẽ rất khó khăn trong quá trình cập nhật.

>>> Xem thêm: máy chủ ESC4000-e10

 

4.2. Triển khai giám sát bảo mật theo thời gian thực

Với công nghệ học máy (machine-learning), các giải pháp giám sát thông minh có thể phát hiện và cảnh báo những hoạt động đáng ngờ hoặc các mối đe dọa (threats) theo thời gian thực. Từ đó bảo vệ máy chủ, máy trạm, và hệ thống của bạn khỏi các mối đe dọa từ zero-day attack.

4.3.Triển khai hệ thống IDS và IPS

Hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và Hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) có thể bảo vệ hệ thống của bạn chống lại những kẻ xâm nhập đã biết và chưa biết. Chúng có thể không phát hiện ra các mối đe dọa mọi lúc, nhưng chúng sẽ cảnh báo về các hoạt động đáng ngờ của tin tặc.

4.4.Sử dụng phần mềm quét lỗ hổng bảo mật

Lớp phòng thủ thứ hai bạn nên có là các phần mềm bảo mật chuyên dụng. Việc có một ứng dụng bảo mật tự động giúp giảm thiểu chi phí đáng kể so với các dịch vụ tư vấn từ chuyên gia. Quan trọng hơn, các ứng dụng này giúp bạn sớm phát hiệnlỗ hổng bảo mật trên website và đưa ra những khuyến cáo phù hợp để giải quyết chúng kịp thời.

4.5. Phát hiện lỗ hổng bảo mật trên website với CyStack WebShield

Với 14 ngày sử dụng miễn phí, CyStack WebShield sẽ giúp bạn phát hiện những lỗ hổng bảo mật mới và cũ còn tồn tại trên website của bạn – cùng với CVE ID để bạn trực tiếp tra cứu và giải quyết.

4.6. Triển khai bộ công cụ kiểm soát truy cập mạng

Kiểm soát truy cập mạng (NAC) là một phương pháp để triển khai các chính sách bảo mật hoặc ngăn chặn trên Network. Giúp bảo vệ các hệ thống quan trọng nhất của bạn tách biệt khỏi các hệ thống khác. Vì vậy, NAC có thể cấm các hệ thống bị tấn công truy cập vào các hệ thống quan trọng để phòng tránh rủi ro bị tấn công zero-day cho toàn hệ thống.

4.7. Sử dụng phần mềm antivirus có công nghệ bảo vệ dựa trên hành vi

Khi virus đi vào máy tính, phần mềm antivirus sẽ theo dõi những hành vi tiếp theo của chúng. Nếu phát hiện virus thực hiện những hành vi đáng ngờ như: tải xuống các thông tin đăng nhập, ghi lại các thao tác trên bàn phím…, phần mềm antivirus sẽ tự động loại bỏ các nhân tố nguy hiểm này. 

5. Tổng kết

Lỗ hổng zero-day rất đáng quan ngại với nhà phát triển và chủ các website. Cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn lỗ hỏng zero-day để bảo vệ toàn bộ hoàn thống. Bởi vì những lỗ hổng này rất nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và người dùng. 

Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội   

- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa   

Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84       Điện thoai: 024 6296 6644   

- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10   

Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96      Điện thoai: 028 2244 9399   

- Email: hotro@maychuhanoi.vn   

- website: https://maychuhanoi.vn/   

- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi