Đặt banner 324 x 100

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan như thế nào?


Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan như thế nào?

1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là hình thức mà doanh nghiệp Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài nhưng hàng hóa được giao tại Việt Nam cho một doanh nghiệp khác được chỉ định bởi thương nhân nước ngoài.

Nhập khẩu tại chỗ là hình thước mà doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng hàng hóa được giao bởi một doanh nghiệp khác tại Việt Nam được chỉ định bởi thương nhân nước ngoài.

Như vậy, xuất nhập khẩu tại chỗ gồm 3 yếu tố:

·         Mua/bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài

·         Địa điểm giao/nhận hàng tại Việt Nam

  • Bên giao hàng/nhận hàng do thương nhân nước ngoài chỉ định

Ngoài ra, hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có thực hiện thủ tục hải quan thì đó cũng là xuất nhập khẩu tại chỗ.

Xem thêm: Các bước thực hiện khai báo hải quan điện tử

2. Lợi ích của xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động xuất nhập khẩu nhưng hàng hóa được giao nhận tại lãnh thổ Việt Nam, điều này giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hóa, thời gian vận chuyển, giảm thiểu rủi ro về hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Một số loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được miễn trừ chính sách xuất nhập khẩu như: kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động/ thực vật,...

3. Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

4. Thực trạng xuất nhập khẩu tại chỗ hiện nay

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến từ các đơn vị hải quan địa phương các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu tại chỗ. Một trong những vấn đề được quan tâm là đề xuất bãi bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ với các lý do sau:

·       Chưa đồng bộ về chính sách: Chưa có văn bản luật nào quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật thì hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ được quy định thực hiện từ năm 1998 đến nay.

Kể từ năm 2015, các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể hơn tại các Nghị định của Chính phủ (như: Nghị định số 08/2015/NĐ- CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu hàng hoá

·       Trên thế giới không tồn tại hình thức xuất nhập tại chỗ như Việt Nam, chỉ có hình thức xuất nhập khẩu thông thường. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, lãnh thổ hải quan.

·       Gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong công tác quản lý và có thể xảy ra lợi dụng chính sách để gian lận: 

Doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng vào nội địa phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng 10%, nhưng nếu doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài và chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác ở Việt Nam thì thuế gia trị gia tăng là 0%. Doanh nghiệp chế xuất lợi dụng chính sách này để trốn kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi bán hàng vào nội địa.

Trường hợp khác, doanh nghiệp Việt Nam bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam khác, có làm thủ tục hải quan nhưng không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa xuất nhập khẩu theo pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương là hàng hóa phải được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam. Việc này gây khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan hải quan.

Trên đây là những thông tin về xuất nhập khẩu tại chỗ mà GOL đem đến cho bạn, hy vọng với những thông tin trên, các nhà xuất nhập khẩu sẽ dễ dàng hơn trong quá trình xuất nhập khẩu.

 


 

Thông tin liên hệ


: golvnn
:
:
:
: