Đặt banner 324 x 100

Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ phổ biến từ Việt Nam


Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ phổ biến từ Việt Nam

1. Tìm hiểu chung về tình hình xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, năm 2022, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tăng trưởng khả quan. Kim ngạch xuất khẩu tháng 12.2022 đạt 8,19 tỷ USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 đạt 109,38 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang một thị trường đạt mốc 100 tỷ USD. Đó là thông tin được đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ chia sẻ tại hội nghị giao ban thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài do Bộ Công thương tổ chức sáng 31.1.2023 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Nhiều báo cáo, phân tích chỉ ra nền kinh tế Mỹ sẽ sớm rơi vào suy thoái kinh tế trong năm 2023, tuy nhiên sự suy giảm này sẽ tương đối nhẹ và ngắn, đồng thời tăng trưởng sẽ phục hồi vào năm 2024 khi lạm phát tiếp tục giảm và FED bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ dự báo hoàn toàn có thể kỳ vọng kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 nước tiếp tục vượt mốc 100 tỷ USD nhưng sẽ là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

2. Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ?

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh, Mỹ là một thị trường xuất khẩu không hề dễ dàng khi có nhiều quy định và thủ tục phức tạp và ngặt nghèo. Nhưng Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ. Mỹ đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Dưới đây là các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam:

2.1 Máy móc, thiết bị

Máy móc và thiết bị là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ. Việc xuất khẩu máy móc và thiết bị đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các sản phẩm này được sản xuất với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng quốc tế.

Trong tháng 12/2022, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,73 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước và tính chung cả năm 2022 đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước. Ước tính kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ cả năm 2022 của Việt Nam đạt 20,18 tỷ USD, tăng 13,3% so với 2021.

2.2 Dệt may

Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12/2022 của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước. Tính cả năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7%, trong đó xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 17,36 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2021.

2.3 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 12 đạt 4,79 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2022 đạt 55,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 11,88 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước.

2.4 Gỗ và sản phẩm gỗ

Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 12/2022 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,5% so với tháng trước. Tính cả năm 2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,01 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước. 

Cụ thể trong năm qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 8,66 tỷ USD, giảm 1,3%; sang Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD, tăng 43,8% và Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD, tăng 31,4%... so với năm trước.

2.5 Nông thủy sản

Tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản là 755 triệu USD, giảm 4,4% so với tháng 11. Tính cả năm 2022, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đã đạt 10,92 tỷ USD, tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 23%, trong đó trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 2,13 tỷ USD, tăng 4% (tương ứng tăng 82 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2021.

2.6 Giày dép

Trong tháng 12/2022, xuất khẩu giày dép các loại là 1,85 tỷ USD, giảm nhẹ 3,1% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 23,9 tỷ USD, tăng tới 34,6%. Như vậy, quy mô xuất khẩu giày dép các loại năm 2022 đã tăng tới 6,15 tỷ USD so với năm trước.

Xuất khẩu giày dép các loại sang các thị trường chủ lực trong năm 2022 tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ đạt 9,62 tỷ USD, tăng 29,6% so với năm 2021. 

3. Bỏ túi 6 kinh nghiệm gửi hàng đi Mỹ thuận lợi, nhanh chóng

3.1. Kiểm tra mặt hàng gửi đi Mỹ

Việt Nam cung cấp số lượng lớn các loại hàng hóa cho thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, trước khi gửi hàng đi Mỹ, bạn nên nắm rõ quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu. Cụ thể là nước ta được phép xuất khẩu một số mặt hàng phổ biến, như: Hàng may mặc; Giày dép; Mặt hàng công nghệ điện tử kỹ thuật cao; Nông sản; Thủy sản; Gỗ và sản phẩm từ gỗ; Trái cây tươi hoặc các loại hoa quả được xuất khẩu đông lạnh, đóng hộp và sấy khô; Thức ăn cho gia súc và nguyên liệu.

3.2. Đảm bảo đóng gói hàng hóa đúng quy cách

  • Vật liệu mỏng manh và quần áo không thấm nước nên được đóng gói trong túi nilon chống sốc.

  • Các loại thực phẩm phải được bảo quản bằng cách hút chân không.

  • Chú ý đóng thêm thùng gỗ đối với hàng dễ vỡ. Ngược lại, nếu là hàng cồng kềnh thì hãy tháo phụ kiện không cần thiết.

  • Có thể yêu cầu nhân viên của đơn vị vận chuyển kiểm tra đảm bảo cách đóng gói đúng chuẩn, đồng thời cố định chắc chắn các mặt hàng có giá trị cao, dễ vỡ.

  • Chuẩn bị tài chính cho trường hợp chi phí vận chuyển có thể cao hơn so với giá trị đơn hàng gửi đi.

  • Để đẩy nhanh quá trình thông quan, doanh nghiệp nên giữ lại nhãn mác, có thương hiệu rõ ràng và đảm bảo là hàng mới hoàn toàn (trừ quà lưu niệm).

3.3. Lựa chọn hình thức chuyển hàng sang Mỹ

Hiện nay, quá trình gửi hàng đi Mỹ được áp dụng thông qua 2 hình thức: đường biển hoặc đường hàng không. Tùy theo nhu cầu và tài chính hiện tại, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn loại hình gửi hàng đi Mỹ phù hợp.

  • Đường biển

  • Đường hàng không

3.4. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hải quan

Kinh nghiệm gửi hàng đi Mỹ tiếp theo là doanh nghiệp nên chuẩn bị giấy tờ cần thiết, để thủ tục hải quan được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, cụ thể:

  • Hợp đồng bán hàng (Sale contract).

  • Hóa đơn thương mại (Invoice).

  • Bảng kê đóng gói (Packing list).

  • Giấy chứng nhận liên quan (nếu có).

3.5. Các lưu ý về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ

  • Thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận FDA: Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và thuộc đối tượng bắt buộc, phải đăng ký số FDA, đồng thời tuân theo quy định về Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA). Ngoài ra, chứng nhận FDA đảm bảo tiêu chí có lợi cho doanh nghiệp về chất lượng, mức độ an toàn và tiêu chuẩn sản xuất của sản phẩm.

  • Tìm hiểu về hợp đồng thương mại: Doanh nghiệp nên tìm hiểu về Incoterms, được định nghĩa là một tổ hợp tập quán thương mại được sử dụng khi ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Theo đó, một số điều khoản phải có trong hợp đồng gửi hàng đi Mỹ, bao gồm:

  • Các bên (hai hoặc ba bên) phải ký hợp đồng cùng lúc.

  • Điều kiện và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

  • Lên danh sách các loại hàng hóa được doanh nghiệp cung cấp.

  • Thống nhất giá mua hàng và điều kiện thanh toán.

  • Điều khoản bảo mật hợp đồng.

  • Quy định về hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có).

  • Quy định về bên chịu trách nhiệm giấy phép xuất khẩu.

  • Chú ý kê khai các thủ tục khi xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần thực hiện kê khai một số thủ tục cần thiết, bao gồm: Kê khai hải quan tự động (Automated Manifest System – AMS) và Kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu (Import Security Filing – ISF)

3.6. Lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ và tăng cường khả năng cạnh tranh, GOL là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp với dịch vụ giúp các nhà xuất nhập khẩu thuận tiện hơn trong việc đưa sản phẩm của mình sang các thị trường mới. Hãy liên hệ với GOL ngay để biết thêm về dịch vụ của GOL nhé.

 


 

Thông tin liên hệ


: golvnn
:
:
:
: