Đặt banner 324 x 100

119


Cách giảm huyết áp cao khi mang thai cho thai phụ cần biết:

  • Hạn chế các loại gia vị muối trong chế biến thức ăn hàng ngày:
  • Bổ sung các loại ngũ cốc và thực phẩm giàu kali: như chuối, cải xoăn, khoai lang, quả bơ và hạt quả bí ngô,…
  • Thường xuyên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày, các bài tập phù hợp cho người mang thai.
  • Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, thư giãn bằng các hoạt động nhẹ nhàng theo ý muốn:
  • Tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu, bia, trà, cà phê, ma túy,…
  • Kiểm soát cân nặng theo sự theo dõi của chuyên gia dinh dưỡng
  • Thực hiện đầy đủ y lệnh cũng như chỉ định thuốc nếu có từ bác sĩ: Nếu mẹ bầu có chỉ định sử dụng thuốc hạ huyết áp cần thực hiện nghiêm túc và luôn nhớ uống thuốc đúng giờ. Tuyệt đối, không nên ngưng sử dụng thuốc hoặc tự điều chỉnh liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi đồng thời đạt hiệu quả điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Để tránh các tác động xấu của huyết áp cao, ngoài việc tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh huyết áp cao thì cũng cần biết người huyết áp cao không nên ăn gì. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị huyết áp cao nên hạn chế trong chế độ ăn uống của họ:

Muối

Muối đặc biệt là natri trong muối, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao và bệnh tim. Trong muối ăn, khoảng 40% là natri. Dù muối đóng góp một phần quan trọng cho sức khỏe, nhưng việc ăn quá nhiều muối có thể gây nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, ngoài việc giảm lượng muối trong thực phẩm nấu nướng, bạn cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm khi ăn.

Bên cạnh đó cách đọc hàm lượng muối trên sản phẩm cũng rất quan trọng. Muối ăn có tên hóa học là sodium chloride và các sản phẩm ghi muối thấp (low sodium) hoặc không muối (free sodium), hoặc có hàm lượng muối dưới 150mg là những sản phẩm phù hợp để sử dụng.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn chế biến sẵn như thịt nguội, chân giò hun khói, giò, chả, lạp xưởng, bò khô, tôm khô, xúc xích, giăm bông,… thường chứa rất nhiều muối, đường, phụ gia và chất bảo quản, tất cả đều không tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp. Đối với người bệnh, nên hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn. Khi mua đồ hộp hoặc đồ chế biến sẵn, nên chú ý đọc thành phần để có thể tránh sản phẩm có quá nhiều muối và chất bảo quản.

Thực phẩm giàu đường và chất béo

Cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và đường, vì chúng có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, tăng mức cholesterol trong máu và gây vữa xơ động mạch. Béo phì làm tăng trọng lượng cơ thể, làm cơ thể phải bơm máu nhiều hơn, gây căng thẳng cho mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp.

Rượu bia

Uống rượu bia được xem là nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia cũng có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa mỡ, đường, acid uric, béo bụng và tăng cân khó kiểm soát, điều này cũng làm gia tăng áp lực lên huyết áp. Do đó, để giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan, người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia.

Thuốc lá

Hút thuốc lá làm gia tăng tốc độ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, tạo xơ vữa mạch máu và gây tích tụ mảng bám xơ vữa trong động mạch. Do đó, người bệnh tăng huyết áp nên bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá để phòng ngừa tác hại của nó đối với cơ thể, bao gồm nguy cơ xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Thay vào đó, người bệnh nên hướng đến một lối sống lành mạnh, không hút thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị và kiểm soát tình trạng huyết áp.

Sau khi tìm hiểu về suy tim và các cấp độ của căn bệnh này, chắc hẳn bạn đã một phần nào hiểu rõ hơn về bệnh suy tim. Vậy liệu bệnh suy tim có chữa được không?

Thực tế, hầu hết bệnh suy tim thường không thể chữa trị hoàn toàn do cấu trúc cơ tim đã bị thay đổi và không thể khôi phục trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, khả năng chữa trị hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và giai đoạn của suy tim. Ví dụ, trong trường hợp suy tim xuất phát từ vấn đề van tim hẹp hở và người bệnh được phẫu thuật thay van tim kịp thời, khả năng phục hồi hoàn toàn là có thể. Tương tự, đối với những trường hợp suy tim do vấn đề bẩm sinh của tim, việc can thiệp phẫu thuật sớm cũng có thể giúp người bệnh phục hồi.

Trong các trường hợp suy tim do các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim, khả năng chữa trị hoàn toàn thường gặp khó khăn, vì tại thời điểm đó cấu trúc của tim đã trải qua những biến đối.

Trường hợp bệnh được phát hiện muộn hoặc do các nguyên nhân mạn tính mà không thể hoàn toàn chữa trị, vẫn có khả năng kiểm soát tình trạng trong nhiều năm bằng cách giảm đáng kể các triệu chứng của suy tim. Điều này có thể thực hiện thông qua việc tuân thủ chế độ điều trị cùng với việc thay đổi lối sống hợp lý.

Nguồn bài viết về dinh dưỡng: NRECI.ORG

Thông tin liên hệ


: nreci12345
:
:
:
: