Đặt banner 324 x 100

Thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm chi tiết mới nhất 2023


Thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm chi tiết mới nhất 2023

Thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm cần phải trải qua một số bước bắt buộc trước khi du nhập vào thị trường Việt Nam. Cho nên khi nhập khẩu những sản phẩm mỹ phẩm vào thị trường nước ta, quý doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục công bố các loại mỹ phẩm nhập khẩu theo đúng luật pháp Việt Nam. 

Sau khi hoàn thiện các thủ tục công bố mỹ phẩm, các doanh nghiệp tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là Thủ tục hải quan nhập khẩu, để đưa sản phẩm mỹ phẩm về thị trường Việt Nam. Dưới đây, công ty GOL sẽ mang đến cho bạn các thông tin chi tiết về quy trình nhập khẩu hàng mỹ phẩm. Cùng theo dõi nhé!

1. Mã HS và thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Để có thể nhập khẩu mỹ phẩm, bạn cần biết rõ về mã HS của từng loại mỹ phẩm. Dưới đây là mã của một số các loại mỹ phẩm phổ biến trong năm 2023. 

2. Thuế nhập khẩu mỹ phẩm, thuế giá trị gia tăng.

Khi nhập khẩu mỹ phẩm, người nhập khẩu cần nộp các loại thuế bao gồm::

  • Thuế VAT của mỹ phẩm là 10%

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mỹ phẩm hiện hành là dao động từ 10% đến 27%.

Trong trường hợp mỹ phẩm được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

3. Thủ tục công bố các loại mỹ phẩm

Muốn du nhập về thị trường Việt Nam thì các Doanh nghiệp cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ, loại mỹ phẩm nhập khẩu… Đầu tiên Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, đăng ký ngành nghề: Buôn bán mỹ phẩm. 

Sau khi hoàn tất bước 1, thì tiếp theo Doanh nghiệp cần làm đó là thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Giá trị của bản công bố mỹ phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày ban hành.

 

Hồ sơ giấy tờ thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm sẽ bao gồm:

1.      Thông tin chi tiết về các loại mỹ phẩm nhập khẩu: 

·         Nhà sản xuất/ Nhà đóng gói

·         Công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tiêu dùng 

·         Đại diện của công ty phân phối, nhà nhập khẩu 

·         Bảng thành phần của mỹ phẩm. 

2.                  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của nhà nhập khẩu và đặc biệt phải có ghi nhà nhập khẩu được cấp phép kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm.

3.                  Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm, và giấy chứng nhận này phải được cấp ở quốc gia gốc, và được lãnh sự quán hợp thức hóa.

4.                  Giấy ủy quyền của Nhà sản xuất cũng phải được lãnh sự quán hợp thức hóa

5.                  Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu 

6.                  Bảng thành phần của sản phẩm 

4. Thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm vào Việt Nam 2023

Sau khi đã hoàn tất xong Thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm, Doanh nghiệp đã có thể vận chuyển lô hàng về đến cảng, sau khi hàng hóa nhập cảng Quý Doanh nghiệp khai báo một số thông tin cho hải quan và thực hiện các thủ tục khai báo hải quan điện tử hàng nhập khẩu. Sau đó các nhân viên sẽ kiểm tra và đối chiếu các thông tin với bản Công bố mỹ phẩm có khớp với nhau hay không. 

Hồ sơ để thực hiện thủ tục Hải quan nhập khẩu

1.      Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

2.      Các chứng từ cần thiết khác như hợp đồng, invoice, packing list

·         Invoice: là tên gọi khác của Hóa đơn thương mại, đây là một chứng từ vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ khai báo cho hải quan để thực hiện việc thanh toán, đóng thuế… theo quy định của pháp luật

·         Packing list: là phiếu đóng gói/ bảng kê/ phiếu chi tiết sản phẩm, và ở trên Packing list sẽ cho biết người bán sẽ bán những sản phẩm gì tới người tiêu dùng. Thông qua Packing list nhân viên hải quan có thể kiểm tra và đối chiếu với đơn đặt hàng hay không. Sẽ có 3 loại Packing list được sử dụng: Detailed packing list (Phiếu đóng gói chi tiết sản phẩm), Neutral packing list ( Phiếu đóng gói trung lập hàng hóa), Packing and Weight list (Phiếu đóng gói có bảng kê trọng lượng sản phẩm) 

3.                  Vận đơn

4.                  Phiếu công bố mỹ phẩm còn thời gian hiệu lực 

5.                  Chứng từ chứng nhận của xuất xứ sản phẩm 

Nhãn mác sản phẩm mỹ phẩm 

 Sau khi thông quan nhập khẩu những sản phẩm mỹ phẩm, Doanh nghiệp cần thực hiện bổ sung nhãn phụ để đảm bảo nội dung đầy đủ trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Một số thông tin trên nhãn phụ:

1.      Tên và công dụng của sản phẩm

2.      Công thức thành phần

3.      Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

4.      Nơi sản xuất sản phẩm

5.      Tên và địa chỉ công ty chịu trách nhiệm việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

6.      Trọng lượng hay khối lượng sản phẩm

7.      Ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm mỹ phẩm

8.      Cảnh báo về một số trường hợp bị dị ứng với sản phẩm 

9.      Số lô sản xuất của sản phẩm mỹ phẩm đó

Lưu ý về việc nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm

1.      Thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm sẽ được cập nhật và cải tiến thường xuyên chính vì thế doanh nghiệp cần phải kiểm tra lại bảng thành phần sản phẩm sau mỗi đơn nhập hàng mới.

2.      Nếu có sự thay đổi thì Doanh nghiệp cần phải làm phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm để phòng trường hợp hải quan đề nghị kiểm tra container 

3.      Nếu thành phần trên nhãn gốc của sản phẩm không trùng với bản thành phẩn trên Công bố mỹ phẩm, thì Doanh nghiệp sẽ bị phạt trong mức từ 30 đến 50 triệu. Và đặc biệt trong khoảng thời gian là 30 ngày kể từ ngày bị xử phạt thì doanh nghiệp phải bổ sung lập tức Bản công bố sản phẩm mỹ phẩm mới, nếu không thực hiện đúng hạn thì hải quan sẽ thực hiện thủ tục tái xuất doanh nghiệp.

Kết luận

Với thông tin mà chúng tôi đã cung cấp về quy trình nhập khẩu mỹ phẩm. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong các lần nhập khẩu tiếp theo. Bên cạnh đó, tại công ty GOL, chúng tôi cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử - CDS Live và chữ kỹ số để giúp các doanh nghiệp thực hiện các bước khai báo hải quan hàng nhập khẩu dễ dàng hơn.

 


 

Thông tin liên hệ


: golvnn
:
:
:
: