Đặt banner 324 x 100

Sự kết hợp hoàn hảo: Cảm biến Z3N-T22 và máy đóng gói tự động


Mắt đọc cảm biến quang học cho máy đóng gói tự động GNHHENW được sử dụng để cảm biến điểm dừng của máy. Thiết bị mắt đọc cảm biến được ứng dụng trong các máy thông dụng như đóng gói màng tự động, đóng gói túi dung dịch, bột tự động v.v.v.v

Mắt đọc cảm ứng là phụ kiện chẳng thể thiếu của dòng máy đóng gói trục đứng tự động. Phụ kiện mắt đọc thường ít khi bị hỏng do tuổi thọ cao, nhưng nếu bị hỏng hoặc lỗi vận hành thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn đúng sản phẩm thích hợp nhé.

1. Thông số kỹ thuật của mắt đọc cảm biến Z3N-T22
- Phương pháp phản xạ: Phản xạ đồng trục
- Điện áp: DC 10-30V ± 10%
- Khoảng cách cảm biến: 12 mm ± 2mm
- Mức độ tiêu thụ điện: dưới 45mA
- Màu nguồn sáng: Đỏ, xanh lá cây và xanh lam
- Hiện điểm sáng: Ánh sáng vuông góc với điểm đo
- Thời gian phản hồi: 0.1 – 1 ms
- Góc phát hiện: Độ lệch góc cho phép ± 15
- Chỉ báo đầu ra: Đèn Led
- Chống ẩm và chống bụi: IP 67
- Chất liệu vỏ: Kim loại
- Trọng lượng: 500g
- Chất liệu vỏ: Kim loại
- Kích thước: 28 mm * 48 mm * 80 mm
- Chế độ đầu ra: NPN hoặc PNP
- Nhiệt độ môi trường thích hợp: 0 – 65 *C

>> Xem thêm: Cảm biến quang tiệm cận, Cảm biến quang phát hiện vật

2. Các bước vận hành của mắt đọc cảm biến Z3N-T22
Đầu tiên trước khi cài đặt mắt đọc cảm biến quang học: cố định mắt đọc sao cho phù hợp với yêu cầu khoảng cách. Xác định nguồn sáng, chế độ đầu ra sáng tối dựa vào lớp màng của bạn. Cuối cùng, điều chỉnh độ nhạy theo 3 bước sau

Di chuyển lớp màng sao cho điểm chiếu nằm chính giữa trên vùng bóng bên ngoài điểm đánh dấu. Xoay núm độ nhạy ngược chiều kim đồng hồ đến hết, sau đó xoay chiều theo chiều kim đồng hồ cho đèn báo vừa sáng, ghi nhớ vị trí thiết lập. Lúc này sẽ giống như điểm A tại hình 1.
Sau đó di chuyển giấy màng sao cho điểm nằm ở giữa điểm đánh dấu. Lúc này đèn vẫn báo sáng rồi từ từ vặn ngược chiều kim đồng hồ cho đến lúc đèn vừa hay tắt. Lúc này nhớ vị trí của núm điều khiển như điểm B của hình 2.
Sau khi thực hiệnthực hàn chính xác cả 2 bước trên, vặn chiết áp đến vị trí giữa 2 điểm A và B. Lưu ý: Điểm khoảng cách A và B càng lớn thì độ ổn định càng lớn.

>> Xem thêm: Cảm biến quang Omron

3. Lưu ý khi sử dụng mắt cảm biến quang học Z3N-T22
- Hãy đảm bảo nguồn điện đầu vào có tương tích với máy hay không trước khi bật nguồn. yêu cầu nguồn điện là DC 12-24V và tối đa không được phép vượt quá 30V. Nếu quá nguồn, mắt đọc sẽ bị hỏng.
- Để bảo đảm cảm biến ổn định thì phải bảo đảm 2 yếu tố: Thứ 1: Khoảng cách phát hiện phải hạp với khoảng cách phát hiện của từng loại máy ví dụ như phạm vi phát hiện trong khoảng 12 mm ± 2mm. Khoảng cách kiểm tra phải là 12 mm trong quá trình lắp đặt để công tắc hoạt động ổn định khi độ rung là 4 mm lên và xuống, nếu khoảng khách là 10mm thì khoảng cách độ rung sẽ bị thay đổi và giảm đáng kể. Thứ 2: Điều chỉnh độ nhạy theo đúng thao tác và nên thay đổi độ nhạy khi thay đổi cuộn màng. Không để ánh sáng mạnh chiếu vào mắt đọc sẽ gây ra sai số.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới thiết bị mắt đọc gồm nhiệt độ, độ rung, va chạm, khí ăn mòn nên hãy kiểm soát tốt các yếu tố gây nhiễu.
- Thường chú ý bảo vệ và vệ sinh ống quang học định kỳ.

https://raovatquynhon.com/raovat/dich-vu-tong-hop/gioi-thieu-mat-doc-cam-bien-z3n-t22-toi-uu-hoa-may-dong-goi-tu-dong.html

Thông tin liên hệ


: BinhMinhMCC
:
:
:
: