Đặt banner 324 x 100

Lucky88 đưa tin: Samir Nasri bị CĐV Arsenal sỉ nhục trong lần đầu tiên trở lại Emirates.



Sau khi cùng Man City chinh phục chức vô địch Premier League đầu tiên vào cuối mùa giải năm đó, Nasri đã có động thái đáp trả: “Tôi đã cùng Man City vô địch Premier League ngay trong mùa giải đầu tiên của tôi ở đây. Rời Arsenal để chuyển tới Man City rõ ràng là một quyết định đúng đắn. Trước đây, tôi đã nói rằng mình ra đi để chinh phục các danh hiệu. Ban đầu, tôi không hề ác cảm gì với CĐV Arsenal. Nhưng khi họ bắt đầu hành xử một cách quá đáng, tôi đã không thể nhẫn nhịn thêm nữa”.

Xem thêm: Cá cược bóng đá trực tuyến

Chuyện này vẫn tiếp dẫn suốt nhiều năm, đến nỗi “khổ chủ” Nasri lại tiếp tục đáp trả vào năm 2014: “Việc các CĐV Arsenal liên tục chửi rủa tôi sẽ chẳng mang lại kết quả gì. Tôi nghĩ họ ngu ngốc khi cứ mãi làm như vậy. Tôi không phải là một fan của Arsenal, cũng chẳng đến từ London. Thành thật mà nói tôi chỉ là một cầu thủ và tôi muốn sự nghiệp của mình ngày càng phát triển. Có thể họ sẽ xem tôi là kẻ phản bội hay gì đó nhưng tôi không quan tâm. Rất nhiều cầu thủ giỏi khác như Adebayor, Kolo Toure và Sagna cũng từng ra đi khỏi Arsenal và tôi cũng như họ”.

Ngược dòng quá khứ trở lại những ngày tháng đầu tiên trong sự nghiệp chơi bóng của mình trên đất Anh, cái tên Nasri gợi cho chúng ta cảm nhận về một chàng tiền vệ có lối chơi hoa mỹ với kỹ thuật cá nhân cực tốt, cũng như sở hữu nhãn quang chuyền bóng xứng đáng với danh xưng “Zidane mới” của nước Pháp. Mùa hè 2008, để có được viên ngọc quý từ Olympique Marseille, HLV Arsene Wenger đã chi ra 12 triệu bảng, số tiền bằng đúng những gì ông nhận lại từ thương vụ để Alexander Hleb chuyển đến Barcelona. Tài năng của Hleb khi ấy như thế nào chắc ai cũng đã biết, vậy mà Arsenal gần như chấp nhận trả giá tương đương, đủ thấy niềm tin của chiến lược gia người Pháp vào sao mai đồng hương là lớn thế nào.

Đáp lại sự kỳ vọng lớn lao ấy, Nasri cũng đã lập tức chứng tỏ tài năng. Anh ghi bàn ngay trận đầu tiên ra mắt Premier League, tiếp tục ghi bàn ở trận đầu tiên ra mắt Champions League, trước khi lập cú đúp bàn thắng để hạ gục Manchester United tại Emirates chỉ 4 tháng sau khi chân ướt chân ráo tới Anh chơi bóng. Bất ngờ hơn, khi ấy Nasri mới 21 tuổi. “Một gã gangster chính hiệu. Những cầu thủ như vậy luôn có mặt ở mọi nơi. Sự mạnh mẽ, đôi khi ngổ ngáo của cậu ấy nhiều lúc lại trở nên tích cực, đặc biệt là trên sân bóng, một nơi luôn đòi hỏi tinh thần chiến đấu rất cao”, đó là những lời cựu thủ thành của Arsenal, Wojciech Szczesny từng nói về Nasri trong một bài phỏng vấn trên kênh YouTube Foot Truck diễn ra vào năm 2019.

Đó cũng chính xác là những lời tóm tắt về tài năng và tính cách của Nasri – nét chấm phá của “Wenger’s team” những năm cuối của thập niên 2010. Nasri tin tưởng tài năng của bản thân vượt trội hơn phần đông các cầu thủ khác chơi cùng vị trí, thậm chí có phần hơi kiêu ngạo thái quá. Thế nhưng cũng chính vì “đức tin” ấy đã giúp chàng thanh niên gốc Algeria ngày đó bay cao và bay xa trong những năm tháng đầu tiên của sự nghiệp. Là nhân tố chính giúp U17 Pháp vô địch Euro 2004, Nasri sớm được trao cơ hội ra mắt ĐT Pháp khi mới 19 tuổi. Tiếp theo đó, anh được vinh danh là Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất nước Pháp năm 2007. Để rồi chỉ 3 năm sau đó, Nasri tiếp tục được tạp chí France Football bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp năm 2010. Và Nasri cũng chính là cầu thủ người Pháp thứ 3 từng thi đấu tại Arsenal nhận giải thưởng này, bên cạnh những huyền thoại như Thierry Henry và Patrick Vieira. 

Tại Arsenal thời điểm ấy, Nasri dần trở thành nguồn cảm hứng mới trong lối chơi của toàn đội, là đối tác chính với Cesc Fabregas trong việc tạo ra sự đột biến cho hàng tiền vệ, giữa bối cảnh Tomas Rosicky liên tục vật lộn với các chấn thương dài hạn. Thậm chí trong mùa giải 2010/2011, Nasri đã thực sự làm lu mờ cả Fabregas với việc ghi tới 15 bàn thắng trên mọi đấu trường. Trong đó, pha solo kinh điển vượt qua 3 hậu vệ để ghi bàn vào lưới Porto tại lượt về vòng 1/8 Champions League đến ngày nay vẫn luôn được xếp vào những bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử Arsenal.

Thế nhưng cũng chính sự thăng tiến quá nhanh của Nasri cũng kéo theo hệ lụy không mong muốn với BLĐ Arsenal, khi họ dần cảm nhận được rõ nguy cơ để mất ngôi sao đang lên này trước sự dòm ngó của những CLB lớn tại Châu Âu. Điều đáng nói chính là Arsene Wenger và các đồng sự đã từng tiến rất gần đến việc “trói chân” Nasri ở lại Arsenal thêm nhiều năm nữa, tuy vậy kế hoạch này sau cùng đã bị đổ bể. Và khi nghe toàn bộ câu chuyện, rất nhiều Gooners có thể thông cảm đôi phần với người mà họ xem là Judas.

Đó là vào thời điểm giữa tháng 10/2010, giữa Nasri và BLĐ Arsenal đã đồng ý những thỏa thuận sơ bộ trong bản hợp đồng mới. Tiền vệ người Pháp đã sẵn sàng đặt bút ký để cam kết tương lai với đội bóng thêm nhiều năm nữa. Tuy nhiên cho đến tận tháng 2/2011, không có bất cứ bản hợp đồng chính thức nào được đưa ra. Sự chậm trễ chính là căn nguyên của mối quan hệ sụp đổ giữa hai bên về sau. Không chỉ riêng Nasri, bản thân nhiều cầu thủ khác cũng trải qua tình cảnh đó. 

Tiêu biểu là trường hợp của Mathieu Flamini – mắt xích tối quan trọng trong bộ tứ hàng tiền vệ ở mùa giải 2007/2008. Cụ thể, Flamini quyết định rời Arsenal theo dạng chuyển nhượng tự do vào mùa hè 2008 bằng phát biểu đầy cay đắng với Sky Sport: “Chính BLĐ Arsenal đâu có nghĩ gì đến tôi. Họ đã lưỡng lự đưa ra một bản hợp đồng mới khi biết rằng hợp đồng của tôi sắp hết. Rõ ràng, tôi cần được trả lương xứng đáng với những gì tôi cống hiến cho CLB. Nhưng họ từ chối nên tôi phải đưa ra quyết định cho tương lai của mình. Nếu chỉ nghĩ đến tiền, tôi đã không ở lại Arsenal những 4 năm với mức lương không đổi từ lúc tôi đến đó. Tôi chỉ cảm thấy mình không được tôn trọng đúng với sự đóng góp trên sân cỏ”. 

Sau này điều tượng tự cũng đến với một công thần người Pháp khác. Bacary Sagna rời Arsenal ở mùa hè 2014 vì chỉ được đề nghị ký hợp đồng mới với mức lương 70.000 bảng/tuần. Nên biết rằng trong 8 năm chơi bóng tại Emirates trước đó, mức lương của Sagna là 60.000 bảng/tuần. 

Những câu chuyện trên đã chỉ ra sự eo hẹp của ngân quỹ Arsenal trong kỷ nguyên đầu nắm quyền của gia đình nhà Kroenke. Bản thân HLV Arsene Wenger cũng là một nạn nhân trong thời kỳ tăm tối ấy. Không chỉ không được cấp tiền mua sắm ngôi sao, ông còn mất đi những tài năng sáng giá do chính bản thân phát hiện và đào tạo. Đỉnh điểm là ở mùa hè 2011, thời điểm mà chiến lược gia người Pháp từng nhiều lần mô tả là năm ác mộng nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông tại Arsenal.
 

Thông tin liên hệ


: seogiaminh
: Gia Minh
: 01665334798
: 79 Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Giang